Khoảng từ 10-11 giờ đêm, da ở trong trạng thái dưỡng, hồi phục và tái tạo tế bào da. Nếu như thường xuyên thức khuya sẽ làm rối loạn hệ tuần hoàn bình thường của việc trao đổi chất và hệ thống thần kinh, sẽ khiến cho da bị khô, giảm sức đàn hồi, bị sạm và không mịn màng. Vì vậy, khi chúng ta ngủ, nhiều bí mật của làn da sẽ được bật mí. Collagen được sản sinh vào ban đêm khi bạn ngủ. Vì vậy, ngủ đủ giấc chính là bí quyết để các tế bào da được tái sinh. Khi tuổi tác càng lớn, quá trình sản sinh collagen càng chậm lại. Nếu bạn không ngủ đủ 7 - 9 tiếng mỗi đêm, quá trình sản sinh collagen lại càng suy giảm. Bạn hãy ngủ đủ giấc mỗi đêm để tránh hình thành các nếp nhăn và hạn chế căng thẳng.Collagen cũng có thể bị biến dạng do tư thế và chất liệu vỏ gối. Nằm ngủ trên vỏ gối làm từ chất cotton sẽ tăng nguy cơ nếp nhăn xuất hiện nhanh hơn. Khi ngủ, bạn thường trở mình và quay sang một bên dẫn đến việc chà sát lên da trong một thời gian dài khi ngủ có thể làm mất đi collagen tự nhiên khiến da mặt bạn bị sưng phồng và nhiều vấn đề khác.Giấc ngủ làm giảm cortisol (hormone stress), tác nhân gây mỏng da, rạn và sạm màu da. Đồng thời, giấc ngủ cũng làm tăng melanine (hormone giấc ngủ), có tác dụng như một chất chống oxy hóa chống lại sự xuất hiện của các đốm đồi mồi, nếp nhăn hoặc trong trường hợp xấu nhất là lỗi tế bào gây ung thư da.Da có thể bị thiếu nước khi ngủ. Khi giấc ngủ chưa sâu, cơ thể bạn có thể bị toát mồ hôi và mất đi một lượng độ ẩm trên da, gây ra khô da. Đó là lý do bạn nên uống đủ nước trước khi ngủ và luôn nhớ phải thoa kem dưỡng ẩm vào buổi tối. Nếu bạn đắp mặt nạ ngủ thì đó cũng là một biện pháp tốt để giữ da dẻ luôn mịn màng vào sáng hôm sau.Ngủ đủ giấc và ngủ sâu sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, ngược lại, nếu bạn ngủ chập chờn, lượng glucose và khả năng trao đổi chất sẽ bị ảnh hưởng, dẫn tới bạn thèm ăn các món không có lợi cho sức khỏe. Khi cơ thể tiêu hóa các chất này, nó sẽ có một chuỗi phản ứng sản sinh ra các enzyme phá hủy collagen trên da, đồng thời làm da dễ bị viêm nhiễm.Khi ngủ trong điều kiện ít ánh sáng, cơ thể sẽ tự động sản sinh một loại hormone tên là melatonin. Đây là một hormone có khả năng hoạt động như một chất chống oxy hóa, giảm số lượng các gốc tự do ở bên trong và cả bên ngoài cơ thể. Melatonin còn có khả năng ngăn chặn các tia tử ngoại có hại ảnh hưởng tới các tế bào da. Vì thế, khi đi ngủ bạn nên tắt đèn.
Khoảng từ 10-11 giờ đêm, da ở trong trạng thái dưỡng, hồi phục và tái tạo tế bào da. Nếu như thường xuyên thức khuya sẽ làm rối loạn hệ tuần hoàn bình thường của việc trao đổi chất và hệ thống thần kinh, sẽ khiến cho da bị khô, giảm sức đàn hồi, bị sạm và không mịn màng. Vì vậy, khi chúng ta ngủ, nhiều bí mật của làn da sẽ được bật mí.
Collagen được sản sinh vào ban đêm khi bạn ngủ. Vì vậy, ngủ đủ giấc chính là bí quyết để các tế bào da được tái sinh. Khi tuổi tác càng lớn, quá trình sản sinh collagen càng chậm lại. Nếu bạn không ngủ đủ 7 - 9 tiếng mỗi đêm, quá trình sản sinh collagen lại càng suy giảm. Bạn hãy ngủ đủ giấc mỗi đêm để tránh hình thành các nếp nhăn và hạn chế căng thẳng.
Collagen cũng có thể bị biến dạng do tư thế và chất liệu vỏ gối. Nằm ngủ trên vỏ gối làm từ chất cotton sẽ tăng nguy cơ nếp nhăn xuất hiện nhanh hơn. Khi ngủ, bạn thường trở mình và quay sang một bên dẫn đến việc chà sát lên da trong một thời gian dài khi ngủ có thể làm mất đi collagen tự nhiên khiến da mặt bạn bị sưng phồng và nhiều vấn đề khác.
Giấc ngủ làm giảm cortisol (hormone stress), tác nhân gây mỏng da, rạn và sạm màu da. Đồng thời, giấc ngủ cũng làm tăng melanine (hormone giấc ngủ), có tác dụng như một chất chống oxy hóa chống lại sự xuất hiện của các đốm đồi mồi, nếp nhăn hoặc trong trường hợp xấu nhất là lỗi tế bào gây ung thư da.
Da có thể bị thiếu nước khi ngủ. Khi giấc ngủ chưa sâu, cơ thể bạn có thể bị toát mồ hôi và mất đi một lượng độ ẩm trên da, gây ra khô da. Đó là lý do bạn nên uống đủ nước trước khi ngủ và luôn nhớ phải thoa kem dưỡng ẩm vào buổi tối. Nếu bạn đắp mặt nạ ngủ thì đó cũng là một biện pháp tốt để giữ da dẻ luôn mịn màng vào sáng hôm sau.
Ngủ đủ giấc và ngủ sâu sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, ngược lại, nếu bạn ngủ chập chờn, lượng glucose và khả năng trao đổi chất sẽ bị ảnh hưởng, dẫn tới bạn thèm ăn các món không có lợi cho sức khỏe. Khi cơ thể tiêu hóa các chất này, nó sẽ có một chuỗi phản ứng sản sinh ra các enzyme phá hủy collagen trên da, đồng thời làm da dễ bị viêm nhiễm.
Khi ngủ trong điều kiện ít ánh sáng, cơ thể sẽ tự động sản sinh một loại hormone tên là melatonin. Đây là một hormone có khả năng hoạt động như một chất chống oxy hóa, giảm số lượng các gốc tự do ở bên trong và cả bên ngoài cơ thể. Melatonin còn có khả năng ngăn chặn các tia tử ngoại có hại ảnh hưởng tới các tế bào da. Vì thế, khi đi ngủ bạn nên tắt đèn.