Kết quả triển khai giám sát dịch HIV tại thành phố Cần Thơ

Google News

Cần Thơ đã triển khai các lớp tập huấn cho 9 quận huyện, 25/38 cơ sở xét nghiệm sàng lọc, 3/3 cơ sở xét nghiệm khẳng định và 83/83 phường, xã thị trấn về triển khai giám sát ca bệnh trên phần mềm HIV INFO 4.0,...

Tình hình triển khai giám sát dịch tại Cần Thơ
Các hoạt động giám sát dịch HIV tại Cần Thơ cụ thể như sau:
1. Giám sát phát hiện HIV/AIDS
- Trước tháng 6/2022 thực hiện giám sát theo TT09/2012/TT-BYT và nhập liệu trên phần mềm HIV INFO 3.1;
- Tháng 6/2022 - 30/5/2023 thực hiện giám sát theo TT09/2012/TT-BYT và nhập liệu trên phần mềm HIV INFO 4.0 (thực hiện triển khai tập huấn HIV INFO 4.0 cho 38 cơ sở VCT (Phòng tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện) triển khai phòng, chống HIV/AIDS và 4 tổ chức xét nghiệm cộng đồng);
- Tháng 6/2023 thực hiện giám sát theo TT07/2023/TT-BYT và nhập liệu trên phần mềm HIV INFO 4.0 và có công văn triển khai TT07/2023/TT-BYT đến tất cả cơ sở triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
2. Giám sát ca bệnh
Triển khai 2 lớp tập huấn (tháng 10/2022 và tháng 3/2023) cho 9 quận huyện, 25/38 cơ sở xét nghiệm sàng lọc, 3/3 cơ sở xét nghiệm khẳng định và 83/83 phường, xã thị trấn về triển khai giám sát ca bệnh trên phần mềm HIV INFO 4.0;
- Tổ chức 1 lớp sử dụng số liệu trong giám sát ca bệnh cho cán bộ CDC và 9 quận huyện (3/2023); 
- Triển khai nhập các ca điều trị ARV lên HMED (Công cụ Quản lý Cung ứng thuốc trong điều trị và dự phòng HIV);
- Việc ghép nối dữ liệu giữa HIV INFO 4.0 và HMED chưa hoàn chỉnh (hàng tháng cán bộ khoa HIV tự rà soát với danh sách quản lý tại các cơ sở ARV và cập nhật lên HIV INFO 4.0).
3. Giám sát trọng điểm lồng ghép hành vi (HSS+)
- Triển khai từ năm 2011; 
- Trên 03 nhóm gồm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), phụ nữ bán dâm (PNBD), tiêm chích ma túy (TCMT).
- Từ năm 2017 thực hiện theo QĐ 373 của Bộ Y tế thực hiện luân phiên 2 năm 1 lần (năm chẵn MSM và PNBD; năm lẻ NCMT). Bên cạnh đó, hàng năm, Cần Thơ vẫn xin bổ sung kinh phí triển khai thêm cho nhóm MSM ở các năm lẻ để đánh giá chiều hướng dịch và can thiệp phù hợp trên nhóm này.
Ket qua trien khai giam sat dich HIV tai thanh pho Can Tho
 
Ket qua trien khai giam sat dich HIV tai thanh pho Can Tho-Hinh-2
 
Kết quả giám sát dịch tại Cần Thơ
1. Giám sát phát hiện qua HIV INFO 4.0
- Dữ liệu gửi đi nhanh chóng, nhận kết quả khẳng định nhanh, chuyển gửi bệnh nhân điều trị ARV sớm.
- Hạn chế việc thu thập thiếu thông tin cơ bản:
+ Đối tượng/đường lây không rõ giảm từ 40% xuống còn 20%.
+ Địa chỉ không đủ theo 4 cấp giảm từ 30% xuống 10%.
+ Khoảng 85% nhập đủ CCCD/BHYT.
2. Giám sát ca bệnh (2022-8/2023)
- Số ca phát hiện mới: 926 ca (nội tỉnh: 621, ngoại tỉnh: 305)
- Số ca đã rà soát: 926 ca
- Kết quả rà soát: 857 ca đang ở địa phương (chiếm 92,5% số ca phát hiện mới), 69 (chiếm 7,5%) ca không quản lý được (mất dấu, chuyển đi tỉnh khác, đi làm ăn xa, không có thực tế)
- 100% cập nhật đầy đủ CCCD/đối tượng/đường lây/địa chỉ
- Khoảng 80% các ca điều trị ARV được nhập hồi cứu lên HMED;
- Việc ghép nối dữ liệu giữa ARV và HIV INFO 4.0 khoảng 70% (thủ công).
- Rà soát thêm 1569 ca ngoại tỉnh có địa chỉ tại Cần Thơ từ Cục PC HIV/AIDS gửi về (quản lý 1.564 ca/tỷ lệ 99,7%)
- Tiếp tục rà soát gần 400 ca ngoại tỉnh khẳng định nhiễm HIV tại Cần Thơ (sơ bộ có khoảng 50% đang điều trị ARV tại Cần Thơ >>> gửi OPC cập nhật địa chỉ tạm trú >>> cư trú tại Cần Thơ đưa vào quản lý).
3. Giám sát trọng điểm (2011-2022)
Ket qua trien khai giam sat dich HIV tai thanh pho Can Tho-Hinh-3
 
Khó khăn - Giải pháp
- Phần mềm: Một số tính năng còn hạn chế (Chưa kết nối được dữ liệu VCT trong tỉnh/HMED). Hàng tháng Khoa HIV rà soát và nhập bổ sung các ca đang điều trị vào phần mềm HIV INFO 4.0.
- Nhân lực: Một số cán bộ lớn tuổi sử dụng vi tính còn hạn chế, thay đổi liên tục. Hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp.
- Thông tin: Các ca khẳng định thiếu thông tin cơ bản (xảy ra nhiều tại cơ sở bệnh viện). Xây dựng quy trình chuyển gửi trong bệnh viện, tập huấn cải thiện chất lượng khai thác và thu thập thông tin, kiểm tra đối chiếu khi nhận mẫu XNKĐ.
- Rà soát: Vận động tham gia ARV gặp nhiều khó khăn, thiếu kinh phí rà soát. Tập huấn nâng cao kỹ năng, hỗ trợ tham gia cùng với cán bộ tuyến cơ sở.
Khuyến nghị
Cục phòng, chống HIV/AIDS: Cải tiến phần mềm HIV INFO 4.0, ghép nối với dữ liệu điều trị HMED/liên thông dữ liệu với các phòng VCT.
Dự án VUSTA - Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS là một trong những dự án tiêu biểu trong công tác phòng, chống HIV/AIDS với nhiều hoạt động can thiệp giảm hại, hỗ trợ tiếp cận. Dự án VUSTA đã giúp cho nhiều trường hợp nhiễm HIV được phát hiện tình trạng bệnh và tiếp cận dịch vụ y tế.
Từ năm 2018 đến nay, dự án VUSTA luôn hướng tới mục tiêu thúc đẩy môi trường thuận lợi về mặt pháp lý và thực thi chính sách, pháp luật tạo điều kiện cho các nhóm đối tượng chính của dự án tiếp cận với dịch vụ y tế. Trong số đó, một trong những mục tiêu của dự án là đẩy mạnh việc hoàn thiện và thực thi khung pháp luật và chính sách nhằm tăng cường việc tiếp cận các dịch vụ y tế một cách công bằng và thuận lợi.
Do đó, dự án VUSTA khuyến nghị mở rộng các hình thức trợ giúp và cứu trợ xã hội, phát huy vai trò chủ đạo của Nhà nước, bên cạnh đó đẩy mạnh các cuộc vận động xã hội tham gia bảo đảm an sinh xã hội; tập trung các giải pháp làm giảm kỳ thị của xã hội đối với người tiêm chích ma túy, MSM, phụ nữ bán dâm và tăng ngân sách cho các dịch vụ dành cho các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS. Đặc biệt, quy trình để cung cấp dịch vụ cho các đối tượng có nguy cơ cao nên được tính toán lại và đơn giản hơn.
P.V

>> xem thêm

Bình luận(0)