Hội chứng trái tim tan vỡ nguy hiểm sao?

Google News

Khi bạn trải qua tổn thương tinh thần, điều này có thể khiến bạn gặp hội chứng trái tim tan vỡ.

Mirror đưa tin, tim có nhiệm vụ bơm máu đến khắp cơ thể, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe trái tim, chẳng hạn như chế độ ăn uống không lành mạnh hoặc không tập thể dục đầy đủ.
Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn ảnh hưởng tiêu cực đến tim mạch. Đau buồn, tức giận hoặc sợ hãi cực độ được cho là làm tăng nguy cơ mắc hội chứng trái tim tan vỡ.
Hội chứng trái tim tan vỡ là gì?
Hội chứng trái tim tan vỡ có thể đe dọa tính mạng, xảy ra khi một người trải qua căng thẳng cấp tính đột ngột khiến cơ tim suy yếu nhanh chóng. Chẳng hạn như, nỗi đau mất người thân có thể tàn phá cả về mặt tinh thần và sức khỏe thể chất của một người, bao gồm trái tim.
Hoi chung trai tim tan vo nguy hiem sao?
Đau buồn hoặc tức giận có thể gây ra hội chứng trái tim tan vỡ. Ảnh: Getty.  
Hội chứng trái tim tan vỡ có thể gây ra bởi lượng hormone căng thẳng adrealine quá nhiều. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng adrenaline khiến động mạch tim thu hẹp đến mức chúng cắt đứt lượng máu đến cơ.
Tình trạng này khiến cơ thể bị căng thẳng tâm lý, làm suy yếu cơ tim. Sau đó, nó có thể gây ra các triệu chứng tương tự đau tim, bao gồm tức ngực và khó thở.
"Adrenaline có thể liên kết trực tiếp với các tế bào tim, khiến lượng lớn canxi đi vào các tế bào. Lượng lớn canxi này có thể ngăn cản các tế bào tim hoạt động bình thường. Có vẻ như tác động của adrenaline đối với tim trong hội chứng trái tim tan vỡ là tạm thời và hoàn toàn có thể hồi phục - tim thường hồi phục hoàn toàn trong vài ngày hoặc vài tuần", John Hopkins Medicine giải thích.
Triệu chứng của hội chứng trái tim tan vỡ tương tự như một cơn đau tim, bao gồm: Tức ngực, khó thở, đổ mồ hôi và chóng mặt.
Ai có nguy cơ mắc hội chứng trái tim tan vỡ?
WebMD cho biết: "Mặc dù chúng ta thường nghe nói về hội chứng trái tim tan vỡ khi ai đó mất đi người thân, bạn đời của họ, nhưng tình trạng này cũng xảy ra ở những đối tượng khác".
"Một người có thể gặp hội chứng này sau khi đối diện với mối quan hệ tan vỡ, các vấn đề tài chính nghiêm trọng, mất việc hoặc bị lạm dụng. Hội chứng này cũng có thể xảy ra trong những tình huống khiến bạn lo lắng, chẳng hạn như phát biểu trước đám đông, giật mình", Webmd nhấn mạnh.
Những đối tượng khác có nguy cơ bao gồm người từng phẫu thuật hoặc gặp các vấn đề thể chất khác.

Mời độc giả xem thêm video: Sâu răng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não (Nguồn video: THĐT)

An An (Theo Mirror)

>> xem thêm

Bình luận(0)