Theo các chuyên gia tâm lý cho biết thì ngôn ngữ cơ thể chiếm tới 70% hệ thống giao tiếp, trong khi đó, ngôn ngữ nói chỉ chiếm có 30% mà thôi. Khi trẻ còn nhỏ, chưa biết cách thể hiện ý muốn nên mỗi khi không được đáp ứng yêu cầu, trẻ thường quấy khóc. Những người mới làm cha làm mẹ thường chưa có kinh nghiệm nên họ không hiểu con muốn gì. Có nhiều trường hợp người mẹ do quá căng thẳng, stress nên đã bị hậu sản. Bởi vậy, một vài những gợi ý dưới đây sẽ giúp các ông bố bà mẹ dễ dàng hiểu được ý muốn của con mình.
Bé mút ngón tay.
Khi bé nằm ngoan ngoãn và đưa tay lên mút, điều đó có nghĩa là bé muốn được bố mẹ chú ý hơn. Thông thường, trẻ chỉ mút ngón tay trong thời kỳ bú mẹ, đây được cho là hành động bản năng. Tuy nhiên nếu bình thường bạn không thấy trẻ mút tay nhưng gần đây lại rất hay có hành động đó thì hãy hiểu là bé muốn được quan tâm nhiều hơn. Lúc này, các ông bố bà mẹ hãy bế con mình lên để bé cảm thấy mình đang được yêu thương vỗ về.
Bé hoạt động chân nhiều lần.
Chân của bé hoạt động liên tục khi bạn cho bé ăn hoặc chơi với bé, điều đó có nghĩa là con muốn đi ra phía cửa và chơi đùa. Nếu đôi chân của bé hoạt động không ngừng và muốn nhảy lên, vậy là bé đang rất phấn khích và vui mừng.
Khóc thút thít.
Nếu con lớn tiếng khóc to hoặc thút thít, lúc này không phải là thời gian thích hợp để bạn muốn con làm bất cứ việc gì bởi trẻ đang bất an. Việc duy nhất nên làm là ôm bé vào lòng và vỗ về để bé yên tâm.
Bé hướng mặt về phía bạn và chu môi lên.
Nếu thấy bé hướng mặt về phía bạn và môi chu lên, tay bé nắm chặt lại có nghĩa là con đang đói. Bạn hãy cho trẻ ăn. Tuy nhiên nếu giờ ăn của trẻ đã tới mà bé vẫn ngủ thì có nghĩa là trẻ chưa thấy đói. Bạn đừng sốt ruột mà vội vàng đánh thức con.
Tứ chi của trẻ mềm ra.
Khi trẻ đang ăn mà bạn thấy tứ chi của con mềm ra, thư thái, con ngủ êm thì có nghĩa là con đã ăn no, đừng ép trẻ ăn thêm vì điều đó sẽ khiến trẻ khó chịu.
Trẻ nằm im, ít nói.
Nếu con nằm im, ít nói, mắt lim dim thì có nghĩa là con đang buồn ngủ. Bạn hãy ru để trẻ yên tâm ngủ ngon.
Theo các chuyên gia tâm lý cho biết thì ngôn ngữ cơ thể chiếm tới 70% hệ thống giao tiếp, trong khi đó, ngôn ngữ nói chỉ chiếm có 30% mà thôi. Khi trẻ còn nhỏ, chưa biết cách thể hiện ý muốn nên mỗi khi không được đáp ứng yêu cầu, trẻ thường quấy khóc. Những người mới làm cha làm mẹ thường chưa có kinh nghiệm nên họ không hiểu con muốn gì. Có nhiều trường hợp người mẹ do quá căng thẳng, stress nên đã bị hậu sản. Bởi vậy, một vài những gợi ý dưới đây sẽ giúp các ông bố bà mẹ dễ dàng hiểu được ý muốn của con mình.
Bé mút ngón tay.
Khi bé nằm ngoan ngoãn và đưa tay lên mút, điều đó có nghĩa là bé muốn được bố mẹ chú ý hơn. Thông thường, trẻ chỉ mút ngón tay trong thời kỳ bú mẹ, đây được cho là hành động bản năng. Tuy nhiên nếu bình thường bạn không thấy trẻ mút tay nhưng gần đây lại rất hay có hành động đó thì hãy hiểu là bé muốn được quan tâm nhiều hơn. Lúc này, các ông bố bà mẹ hãy bế con mình lên để bé cảm thấy mình đang được yêu thương vỗ về.
Bé hoạt động chân nhiều lần.
Chân của bé hoạt động liên tục khi bạn cho bé ăn hoặc chơi với bé, điều đó có nghĩa là con muốn đi ra phía cửa và chơi đùa. Nếu đôi chân của bé hoạt động không ngừng và muốn nhảy lên, vậy là bé đang rất phấn khích và vui mừng.
Khóc thút thít.
Nếu con lớn tiếng khóc to hoặc thút thít, lúc này không phải là thời gian thích hợp để bạn muốn con làm bất cứ việc gì bởi trẻ đang bất an. Việc duy nhất nên làm là ôm bé vào lòng và vỗ về để bé yên tâm.
Bé hướng mặt về phía bạn và chu môi lên.
Nếu thấy bé hướng mặt về phía bạn và môi chu lên, tay bé nắm chặt lại có nghĩa là con đang đói. Bạn hãy cho trẻ ăn. Tuy nhiên nếu giờ ăn của trẻ đã tới mà bé vẫn ngủ thì có nghĩa là trẻ chưa thấy đói. Bạn đừng sốt ruột mà vội vàng đánh thức con.
Tứ chi của trẻ mềm ra.
Khi trẻ đang ăn mà bạn thấy tứ chi của con mềm ra, thư thái, con ngủ êm thì có nghĩa là con đã ăn no, đừng ép trẻ ăn thêm vì điều đó sẽ khiến trẻ khó chịu.
Trẻ nằm im, ít nói.
Nếu con nằm im, ít nói, mắt lim dim thì có nghĩa là con đang buồn ngủ. Bạn hãy ru để trẻ yên tâm ngủ ngon.