Đó là ngôi làng Zhan Li. Ngôi làng được hình thành giữa những ngọn núi phía đông nam tỉnh Quý Châu, Trung Quốc cách đây 700 năm. Cư dân trong làng đều phải tuân thủ theo luật lệ nghiêm ngặt, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Rất hiếm có gia đình nào trong ngôi làng này có hai đứa con cùng giới tính. Bí mặt là một loại thảo được được dân làng Zhan Li gọi tên là loài “hoa hoán đổi”. Theo những người dân sinh sống trong làng, sau khi một người phụ nữ sinh con đầu lòng, sử dụng loại hoa hoán đổi thì chắc chắn đứa con thứ hai sẽ mang giới tính khác.
|
Để giữ bí mật cho loài hoa hoán đổi này, những người dân trong làng không được lấy người ngoài làng. |
Chỉ một người duy nhất trong làng biết được loài "hoa hoán đổi" này là loài hoa gì – đó chính là lang y của làng. Vị lang y này cũng đặc biệt khi luôn là nữ giới. Một vài điều được tiết lộ về
loại thảo dược kỳ diệu này là, đó là dạng cây leo nhưng rễ lại khác biệt với những loại cây leo khác.
Để giữ bí mật về loại hoa hoán đổi này, dân làng bị cấm kết hôn với người ngoài làng. Ngoài ra, luật lệ làng còn có những quy định nghiêm ngặt với những người muốn ly hôn. Bất cứ ai muốn ly hôn đều phải đóng một khoản tiền phạt là 130 kg hạt, 45 kg thịt và gần 30 lít rượu trắng. Người ly hôn sẽ không được phép sống trong làng nữa.
Nam nữ trong làng được tự do yêu thương nhau, nhưng hầu hết các cô gái đều không kết hôn cho đến khi bước qua 23 tuổi. Họ cho rằng, cưới và sinh con muộn sẽ trì hoãn tuổi già và cái chết. Sau lễ cưới, cô dâu thường sẽ tiếp tục sống với bố mẹ. Các cặp vợ chồng trẻ sẽ cùng làm việc trên cánh đồng chung để hướng tới tương lai sau này nhưng người vợ sẽ không chuyển đến sống trong nhà chồng cho tới khi cô tròn khoảng 27, 28 tuổi.
|
Hai cái giếng trong làng, một để có con trai, một để có con gái. |
Ngôi làng đặc biệt này còn có những luật lệ khác nhằm giúp đảm bảo duy trì sự thành công của làng. Chẳng hạn như, sau khi bố mẹ qua đời, phần tài sản được chia công bằng cho con trai và con gái.Con gái sẽ kế thừa cánh đồng trồng bông, còn con trai sẽ kế thừa đồng trồng hạt. Các mảnh trồng cây lâm nghiệp và rau củ khác sẽ được chia đều cho con trai, con gái.
Nhà và khu chăn nuôi sẽ được chia cho con trai, còn con gái sẽ được thừa hưởng đồ trang sức, vàng bạc, và các loại vải. Dân làng Zhan Li không giống như những người dân khác ở Trung Quốc, họ không có quan niệm “trọng nam khinh nữ”.
Những quy tắc nghiêm ngặt này nhằm đảm bảo ngôi làng luôn duy trì tốc độ tăng trưởng dân số gần như ở con số 0. Vào năm 1952, làng Zhan Li có 168 hộ gia đình với tổng dân số là 729 người. Đến năm 2000, làng còn 154 hộ gia đình với tổng dân số vẫn ở mức 739 người.