Khô chân. Ngoài yếu tố cơ địa, khô chân có thể là dấu hiệu bệnh tật ở tuyến giápề. Bạn có thể nhận dạng tình trạng này khi chân trở nên khô suốt bốn mùa, dùng kem dưỡng ẩm không mang lại tác dụng như mong đợi.Vết loét khó lành. Nhiều người tin rằng vết loét khó lành trên chân tay bắt nguồn từ tình trạng “dữ da” mà không biết rằng nó là dấu hiệu cảnh báo mắc tiểu đường. Khi không kiểm soát được lượng đường trong máu, tình trạng lưu thông máu khó có thể diễn ra, đặc biệt là bàn chân. Việc khó lưu thông máu về lâu dài khiến các vết thương được cung cấp lượng máu hạn chế, trở nên lâu khỏi hơn.Tê cả hai chân. Đây là cách cơ thể báo cho bạn biết về triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại vi hay hệ thần kinh ngoại vi đã bị tổn thương. Có nhiều nguyên nhân, nhưng bệnh tiểu đường, lạm dụng rượu hoặc liệu pháp xạ trị (chữa bệnh ung thư) là những thủ phạm gây bệnh này.Đau ngón chân cái. Đau ngón chân cái kết hợp tình trạng ngón cái sưng to là triệu chứng của gout. Bệnh bắt nguồn từ tình trạng ăn nhiều thực phẩm giàu purine – hợp chất được tìm thấy nhiều trong thịt đỏ, cá, rượu. Khi mới xuất hiện, cấu trúc gai góc thường khu trú ở những bộ phận có nhiệt độ thấp nhất trong cơ thể, từ ngón chân cái đến mu bàn chân, gân gót chân, đầu gối và khuỷu tay, với biểu hiện sưng tấy và nóng rát.Xuất hiện vệt đỏ mặt trong móng chân. Đây không phải kết quả của việc vệ sinh không kỹ. Nó chính là dấu hiệu của bệnh tim. Vệt đỏ này xuất hiện ở mặt trong móng chân, phải tập trung nhìn mới có thể phát hiện. Tình trạng xảy ra khi các mạch máu bị phá vỡ. Việc thăm khám phát hiện bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi một khi không tác động kịp thời, bệnh khó có thể cứu vãn.Ngón chân quặp. Ngón chân, tay quặp rất có thể là dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư phổi. Đôi khi nó là kết quả của tình trạng viêm phổi, các vấn đề về tim mạch, bệnh đường ruột. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên khám bác sĩ để phát hiện đúng căn nguyên vấn đề.Lạnh chân. Lạnh chân thường xảy ra ở phụ nữ hơn là nam giới, đặc biệt là những người trên 40 tuổi. Đây có thể là biểu hiện của bệnh về tuyến giáp - bộ phận có chức năng điều hòa thân nhiệt và sự trao đổi chất. Sự tuần hoàn máu kém là một nguyên nhân khác gây lạnh chân.
Khô chân. Ngoài yếu tố cơ địa, khô chân có thể là dấu hiệu bệnh tật ở tuyến giápề. Bạn có thể nhận dạng tình trạng này khi chân trở nên khô suốt bốn mùa, dùng kem dưỡng ẩm không mang lại tác dụng như mong đợi.
Vết loét khó lành. Nhiều người tin rằng vết loét khó lành trên chân tay bắt nguồn từ tình trạng “dữ da” mà không biết rằng nó là dấu hiệu cảnh báo mắc tiểu đường. Khi không kiểm soát được lượng đường trong máu, tình trạng lưu thông máu khó có thể diễn ra, đặc biệt là bàn chân. Việc khó lưu thông máu về lâu dài khiến các vết thương được cung cấp lượng máu hạn chế, trở nên lâu khỏi hơn.
Tê cả hai chân. Đây là cách cơ thể báo cho bạn biết về triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại vi hay hệ thần kinh ngoại vi đã bị tổn thương. Có nhiều nguyên nhân, nhưng bệnh tiểu đường, lạm dụng rượu hoặc liệu pháp xạ trị (chữa bệnh ung thư) là những thủ phạm gây bệnh này.
Đau ngón chân cái. Đau ngón chân cái kết hợp tình trạng ngón cái sưng to là triệu chứng của gout. Bệnh bắt nguồn từ tình trạng ăn nhiều thực phẩm giàu purine – hợp chất được tìm thấy nhiều trong thịt đỏ, cá, rượu. Khi mới xuất hiện, cấu trúc gai góc thường khu trú ở những bộ phận có nhiệt độ thấp nhất trong cơ thể, từ ngón chân cái đến mu bàn chân, gân gót chân, đầu gối và khuỷu tay, với biểu hiện sưng tấy và nóng rát.
Xuất hiện vệt đỏ mặt trong móng chân. Đây không phải kết quả của việc vệ sinh không kỹ. Nó chính là dấu hiệu của bệnh tim. Vệt đỏ này xuất hiện ở mặt trong móng chân, phải tập trung nhìn mới có thể phát hiện. Tình trạng xảy ra khi các mạch máu bị phá vỡ. Việc thăm khám phát hiện bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi một khi không tác động kịp thời, bệnh khó có thể cứu vãn.
Ngón chân quặp. Ngón chân, tay quặp rất có thể là dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư phổi. Đôi khi nó là kết quả của tình trạng viêm phổi, các vấn đề về tim mạch, bệnh đường ruột. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên khám bác sĩ để phát hiện đúng căn nguyên vấn đề.
Lạnh chân. Lạnh chân thường xảy ra ở phụ nữ hơn là nam giới, đặc biệt là những người trên 40 tuổi. Đây có thể là biểu hiện của bệnh về tuyến giáp - bộ phận có chức năng điều hòa thân nhiệt và sự trao đổi chất. Sự tuần hoàn máu kém là một nguyên nhân khác gây lạnh chân.