Một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh cho thấy, nấu ăn trong điều kiện thông gió kém, khói bốc ra từ quá trình chế biến thức ăn sẽ gây hại cho sức khỏe tương đương với việc hút 2 bao thuốc lá một ngày và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.Khói dầu ăn sinh ra trong quá trình nấu nướng chính là nguyên nhân gây ra các bệnh nhuy hiểm về đường hô hấp như: viêm phổi, hen suyễn và cũng là chất gây ung thư phổi.. Mỗi năm toàn thế giới có khoảng 1,6 triệu người tử vong vì nguyên nhân này.Mới đây, một nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học quốc gia Singapore, Koh Woon-Puay cùng với nhóm nghiên cứu từ Mỹ đã thực hiện thu thập và so sánh số liệu từ 328 phụ nữ Singapore gốc Hoa không hút thuốc lá nhưng thường xuyên vào bếp nội trợ.Kết quả nghiên cứu mẫu nước tiểu và những câu trả lời về thói quen nấu ăn và các yếu tố khác của 328 phụ nữ cho thấy việc thường xuyên xào rán làm tăng đáng kể nồng độ các chất có thể tấn công ADN của họ. Theo đó các chất acrolein và crotonaldehyde do lượng lớn khói dầu ăn tạo ra trong quá trình xào rán thức ăn trên chảo chính là nhân tố ảnh hưởng đến ADN và sức khỏe con người.Một trường hợp gần đây, bà Tay (50 tuổi), người Singapore bị ung thư phổi giai đoạn đầu nhưng không phải do khói thuốc. Bà Tay cho biết, bà chưa bao giờ hút thuốc lá, kể cả người thân sống cùng căn hộ cũng vậy.Vì thế, khi phát hiện mình bị ung thư phổi, bà và gia đình không hiểu nguyên nhân từ đâu mà bà lại mắc căn bệnh đó. Khi được hỏi, bà Tay cho biết công việc chính của bà là nấu ăn và thường xuyên đứng nấu thức ăn nên luôn hít phải khói bếp và các thực phẩm bốc hơi khi nấu.Các nhà khoa học đã xét nghiệm và chứng minh trường hợp của bà Tay mắc bệnh ung thư phổi là do nấu nướng. Cụ thể là việc thường xuyên dùng chảo để xào rán thức ăn chính là nguyên nhân làm gia tăng các chất gây ung thư trong cơ thể của bà Tay.Khi nấu nướng ở nhiệt độ càng cao, dầu ăn sinh ra nhiều chất độc hại. Ở nhiệt độ khoảng 100oC, các axít béo bắt đầu phân hủy thành nhiều hợp chất có hại. Độc tính của dầu ăn sẽ trở nên mạnh hơn ở mức trên 200oC đến mức dầu bốc lửa. Người hít phải khói này chắc chắn sẽ rất hại sức khoẻ. Hầu hết các món rán đều phải để dầu sôi nhiệt độ cao, việc khói dầu lan tỏa trong nhà, đặc biệt là nhà kín, tiềm ẩn nhiều nguy hại.Vì thế, để đảm bảo sức khỏe, các bà nội trợ nên hạn chế tối đa việc chế biến các món ăn ở nhiệt độ cao như chiên rán, đặc biệt tránh việc rán cháy đến mức dầu bốc khói.Nếu không may, đồ ăn bị cháy thì không nên tiết và tốt nhất là bỏ đi. Điều đặc biệt lưu ý là mỗi gia đình nên trang bị hút mùi ngay phía trên bếp nấu và quạt thông gió trong bếp ăn.Sau khi nấu nướng xong nên mở cửa sổ cho thông gió và thoát khí độc trong nhà. Hằng tuần, bạn cũng nên lau dọn bếp, các mảng tường, tủ sạch dầu mỡ bám để khí độc không có điều kiện tích tụ gây hại sức khỏe, có thể là nguyên nhân gây ung thư.Các bà nội trợ nên thường xuyên vệ sinh bếp và hút mùi để ngăn khí độc tích tụ.Nếu bạn phải thường xuyên đứng nấu ăn thì mỗi tối nên dùng nước muối loãng xịt làm sạch mũi, họng để loại bỏ các chất độc hại đã hít phải. Còn khi bắt đầu thấy hiện tượng cổ họng đau rát, khó thở… thì phải đi khám để kiểm tra và xử lý kịp thời.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh cho thấy, nấu ăn trong điều kiện thông gió kém, khói bốc ra từ quá trình chế biến thức ăn sẽ gây hại cho sức khỏe tương đương với việc hút 2 bao thuốc lá một ngày và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Khói dầu ăn sinh ra trong quá trình nấu nướng chính là nguyên nhân gây ra các bệnh nhuy hiểm về đường hô hấp như: viêm phổi, hen suyễn và cũng là chất gây ung thư phổi.. Mỗi năm toàn thế giới có khoảng 1,6 triệu người tử vong vì nguyên nhân này.
Mới đây, một nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học quốc gia Singapore, Koh Woon-Puay cùng với nhóm nghiên cứu từ Mỹ đã thực hiện thu thập và so sánh số liệu từ 328 phụ nữ Singapore gốc Hoa không hút thuốc lá nhưng thường xuyên vào bếp nội trợ.
Kết quả nghiên cứu mẫu nước tiểu và những câu trả lời về thói quen nấu ăn và các yếu tố khác của 328 phụ nữ cho thấy việc thường xuyên xào rán làm tăng đáng kể nồng độ các chất có thể tấn công ADN của họ. Theo đó các chất acrolein và crotonaldehyde do lượng lớn khói dầu ăn tạo ra trong quá trình xào rán thức ăn trên chảo chính là nhân tố ảnh hưởng đến ADN và sức khỏe con người.
Một trường hợp gần đây, bà Tay (50 tuổi), người Singapore bị ung thư phổi giai đoạn đầu nhưng không phải do khói thuốc. Bà Tay cho biết, bà chưa bao giờ hút thuốc lá, kể cả người thân sống cùng căn hộ cũng vậy.
Vì thế, khi phát hiện mình bị ung thư phổi, bà và gia đình không hiểu nguyên nhân từ đâu mà bà lại mắc căn bệnh đó. Khi được hỏi, bà Tay cho biết công việc chính của bà là nấu ăn và thường xuyên đứng nấu thức ăn nên luôn hít phải khói bếp và các thực phẩm bốc hơi khi nấu.
Các nhà khoa học đã xét nghiệm và chứng minh trường hợp của bà Tay mắc bệnh ung thư phổi là do nấu nướng. Cụ thể là việc thường xuyên dùng chảo để xào rán thức ăn chính là nguyên nhân làm gia tăng các chất gây ung thư trong cơ thể của bà Tay.
Khi nấu nướng ở nhiệt độ càng cao, dầu ăn sinh ra nhiều chất độc hại. Ở nhiệt độ khoảng 100oC, các axít béo bắt đầu phân hủy thành nhiều hợp chất có hại. Độc tính của dầu ăn sẽ trở nên mạnh hơn ở mức trên 200oC đến mức dầu bốc lửa. Người hít phải khói này chắc chắn sẽ rất hại sức khoẻ. Hầu hết các món rán đều phải để dầu sôi nhiệt độ cao, việc khói dầu lan tỏa trong nhà, đặc biệt là nhà kín, tiềm ẩn nhiều nguy hại.
Vì thế, để đảm bảo sức khỏe, các bà nội trợ nên hạn chế tối đa việc chế biến các món ăn ở nhiệt độ cao như chiên rán, đặc biệt tránh việc rán cháy đến mức dầu bốc khói.
Nếu không may, đồ ăn bị cháy thì không nên tiết và tốt nhất là bỏ đi. Điều đặc biệt lưu ý là mỗi gia đình nên trang bị hút mùi ngay phía trên bếp nấu và quạt thông gió trong bếp ăn.
Sau khi nấu nướng xong nên mở cửa sổ cho thông gió và thoát khí độc trong nhà. Hằng tuần, bạn cũng nên lau dọn bếp, các mảng tường, tủ sạch dầu mỡ bám để khí độc không có điều kiện tích tụ gây hại sức khỏe, có thể là nguyên nhân gây ung thư.
Các bà nội trợ nên thường xuyên vệ sinh bếp và hút mùi để ngăn khí độc tích tụ.
Nếu bạn phải thường xuyên đứng nấu ăn thì mỗi tối nên dùng nước muối loãng xịt làm sạch mũi, họng để loại bỏ các chất độc hại đã hít phải. Còn khi bắt đầu thấy hiện tượng cổ họng đau rát, khó thở… thì phải đi khám để kiểm tra và xử lý kịp thời.