Tai hại khủng khiếp nhất khi cha mẹ cãi nhau trước mặt con cái là chúng bắt đầu ghét chính cha mẹ mình, thậm chí còn không muốn nhìn thấy cha mẹ và không yêu thương cha mẹ nữa. Trẻ bị ảnh hưởng tới việc học hành. Thử tưởng tượng bạn đang ôn thi và bỗng nhiên nghe thấy cha mẹ to tiếng, bạn chẳng còn biết làm gì khác ngoài khóc lóc, từ đó sẽ xa sút trong học tập.Khi chứng kiến cha mẹ cãi nhau, trẻ nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực, từ đó bị suy sụp hoặc sợ hãi. Một khi đã sợ hãi, trẻ không thể tìm cách gạt nỗi sợ hãi đó ra khỏi đầu và trở nên yếu đuối. Khi bị tổn thương, các bé trai thường có những hành động sai trái như hút thuốc, gây sự, uống rượu... Điều này ảnh hưởng đến đời sống riêng của bé sau này. Trẻ trở nên lo lắng không biết tiếp theo chuyện gì sẽ xảy ra. Trẻ không ngừng nghĩ đến từ “nếu” như nếu cha mẹ ly hôn thì sao? Trong vài trường hợp, sự lo lắng này làm trẻ thấy bất an về thể chất và tinh thần, có thể bị rối loạn giấc ngủ. Trẻ có thể sẽ bắt đầu cư xử không đúng phép tắc với cha mẹ, không nghe lời cha mẹ.Nếu không ngừng cãi nhau trước mặt trẻ, con trẻ sẽ cảm thấy cô đơn và muốn ở một mình, che giấu bản thân đối với cha mẹ để tránh phải chứng kiến những cuộc cãi vã.Đồng nghĩa với việc trẻ sẽ tìm kiếm các hoạt động bên ngoài, không thích ở nhà nữa. Trẻ sẽ có thể làm bạn với những người không tốt, nhất là đối với những bé trai. Bạn bè xấu không chỉ làm hỏng tính cách mà còn làm hỏng tương lai của trẻ. Rất nhiều trẻ khi thấy cha mẹ cãi nhau bắt đầu trách móc chính bản thân mình, cho rằng mình là nguyên nhân cha mẹ cãi cọ, từ đó trẻ sẽ luôn coi thường bản thân, kém tự tin.
Tai hại khủng khiếp nhất khi cha mẹ cãi nhau trước mặt con cái là chúng bắt đầu ghét chính cha mẹ mình, thậm chí còn không muốn nhìn thấy cha mẹ và không yêu thương cha mẹ nữa.
Trẻ bị ảnh hưởng tới việc học hành. Thử tưởng tượng bạn đang ôn thi và bỗng nhiên nghe thấy cha mẹ to tiếng, bạn chẳng còn biết làm gì khác ngoài khóc lóc, từ đó sẽ xa sút trong học tập.
Khi chứng kiến cha mẹ cãi nhau, trẻ nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực, từ đó bị suy sụp hoặc sợ hãi. Một khi đã sợ hãi, trẻ không thể tìm cách gạt nỗi sợ hãi đó ra khỏi đầu và trở nên yếu đuối.
Khi bị tổn thương, các bé trai thường có những hành động sai trái như hút thuốc, gây sự, uống rượu... Điều này ảnh hưởng đến đời sống riêng của bé sau này.
Trẻ trở nên lo lắng không biết tiếp theo chuyện gì sẽ xảy ra. Trẻ không ngừng nghĩ đến từ “nếu” như nếu cha mẹ ly hôn thì sao? Trong vài trường hợp, sự lo lắng này làm trẻ thấy bất an về thể chất và tinh thần, có thể bị rối loạn giấc ngủ.
Trẻ có thể sẽ bắt đầu cư xử không đúng phép tắc với cha mẹ, không nghe lời cha mẹ.
Nếu không ngừng cãi nhau trước mặt trẻ, con trẻ sẽ cảm thấy cô đơn và muốn ở một mình, che giấu bản thân đối với cha mẹ để tránh phải chứng kiến những cuộc cãi vã.
Đồng nghĩa với việc trẻ sẽ tìm kiếm các hoạt động bên ngoài, không thích ở nhà nữa. Trẻ sẽ có thể làm bạn với những người không tốt, nhất là đối với những bé trai. Bạn bè xấu không chỉ làm hỏng tính cách mà còn làm hỏng tương lai của trẻ.
Rất nhiều trẻ khi thấy cha mẹ cãi nhau bắt đầu trách móc chính bản thân mình, cho rằng mình là nguyên nhân cha mẹ cãi cọ, từ đó trẻ sẽ luôn coi thường bản thân, kém tự tin.