Có thể nhiều mẹ nghĩ rằng, những năm tháng đầu đời của bé là ăn ngủ hay thay tã. Thế nhưng bạn có thể tương tác với bé để dạy con nhiều điều về tình yêu, sự gắn bó, an toàn, niềm tin, sự đồng cảm, ngôn ngữ và thậm chí là cả toán học nữa.Bài học yêu thương từ việc cho bé ăn. Bú mẹ chính là cách tạo sự liên kết. Việc này sẽ cho con biết rằng con đang được yêu thương và bảo vệ. Bé được ôm ấp vỗ về cho bú chính là sự thích nghi tốt nhất với môi trường xung quanh.“Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ có mối liên hệ gần gũi với cha mẹ có xu hướng tiếp thu và xử lý thông tin tốt hơn”, Tiến Sỹ Gross khẳng định.Bài học phát triển não từ việc nói chuyện với bé. Khi cha mẹ nói chuyện nhiều với con thì não bé cũng sẽ hoạt động được tốt hơn so với bé thụ động nghe thấy âm thanh của những cuộc hội thoại thông thường.Một nghiên cứu ở trẻ 2 tuổi đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ hay trò chuyện với bố mẹ sẽ biết nhiều từ hơn gấp đôi so với các bé khác. Tất nhiên, khi bé đã hiểu và có thể nói chuyện, bạn không cần phải nói chuyện với bé theo cách này nữa.Bài học từ việc vệ sinh cơ thể cho bé. Khi thay tã hay tắm cho bé, hãy dành thời gian nói với bé về những điều bạn đang làm. Những hành động nhỏ này cũng giúp tăng sự tương tác với bé và giúp hai bên cảm thấy thú vị.Đây là cơ hội cho bé có được những tín hiệu đầu tiên về niềm tự hào với cơ thể của mình. “Mỗi công việc có liên quan đến sự đụng chạm và tương tác cũng tăng cường phát triển cảm xúc của trẻ”, bác sĩ Gross khẳng định.Bài học giữ bình tĩnh. Hãy cố gắng dùng tông giọng điềm tĩnh nếu chẳng may rơi vào tình trạng căng thẳng để giúp con học cách kiềm chế cảm xúc. Trẻ rất nhạy cảm với những biểu hiện trên khuôn mặt người lớn và chúng có thể bắt chước hành vi đó.Bài học từ những bữa ăn trong gia đình. Khi con bắt đầu ăn dặm, hãy để bé ngồi ăn cùng gia đình và để bé tự khám phá bằng tay thay vì chỉ dùng thìa. Điều này sẽ dạy bé không khí đầm ấm của gia đình ngay từ nhỏ và giúp bé khám phá thức ăn bằng nhiều giác quan hơn.Bài học từ những buổi đi dạo. Dù cho bé đi dạo bằng xe đẩy hay ẵm bế con ngồi trong công viên, cách cư xử của cha mẹ trong những hành trình ngắn này sẽ ảnh hưởng đến cảm nhận bên ngoài và hoạt động thể chất của con.Bài học biểu lộ cảm xúc. Việc thấy bạn ôm chồng hoặc vợ của mình, âu yếm anh chị em ruột của bé, hoặc vuốt ve những chú cún, sẽ giúp hình thành những thói quen đó ở con.Bạn cũng nên tránh cãi nhau trước mặt con để cho bé thấy rằng gia đình là nơi an toàn và đầy tình yêu thương, các thành viên trong gia đình đối xử với nhau rất ấm áp và tử tế.Bài học từ việc chơi nhạc. Âm nhạc có thể cải thiện tâm trạng và tăng cường sự tập trung cho bé. Nó cũng có thể giúp tăng cường hiểu biết về toán học: các yếu tố như giai điệu và nhịp điệu cho bé cơ hội tiếp thu các mô hình, thứ tự và phép đếm.
Có thể nhiều mẹ nghĩ rằng, những năm tháng đầu đời của bé là ăn ngủ hay thay tã. Thế nhưng bạn có thể tương tác với bé để dạy con nhiều điều về tình yêu, sự gắn bó, an toàn, niềm tin, sự đồng cảm, ngôn ngữ và thậm chí là cả toán học nữa.
Bài học yêu thương từ việc cho bé ăn. Bú mẹ chính là cách tạo sự liên kết. Việc này sẽ cho con biết rằng con đang được yêu thương và bảo vệ. Bé được ôm ấp vỗ về cho bú chính là sự thích nghi tốt nhất với môi trường xung quanh.
“Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ có mối liên hệ gần gũi với cha mẹ có xu hướng tiếp thu và xử lý thông tin tốt hơn”, Tiến Sỹ Gross khẳng định.
Bài học phát triển não từ việc nói chuyện với bé. Khi cha mẹ nói chuyện nhiều với con thì não bé cũng sẽ hoạt động được tốt hơn so với bé thụ động nghe thấy âm thanh của những cuộc hội thoại thông thường.
Một nghiên cứu ở trẻ 2 tuổi đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ hay trò chuyện với bố mẹ sẽ biết nhiều từ hơn gấp đôi so với các bé khác. Tất nhiên, khi bé đã hiểu và có thể nói chuyện, bạn không cần phải nói chuyện với bé theo cách này nữa.
Bài học từ việc vệ sinh cơ thể cho bé. Khi thay tã hay tắm cho bé, hãy dành thời gian nói với bé về những điều bạn đang làm. Những hành động nhỏ này cũng giúp tăng sự tương tác với bé và giúp hai bên cảm thấy thú vị.
Đây là cơ hội cho bé có được những tín hiệu đầu tiên về niềm tự hào với cơ thể của mình. “Mỗi công việc có liên quan đến sự đụng chạm và tương tác cũng tăng cường phát triển cảm xúc của trẻ”, bác sĩ Gross khẳng định.
Bài học giữ bình tĩnh. Hãy cố gắng dùng tông giọng điềm tĩnh nếu chẳng may rơi vào tình trạng căng thẳng để giúp con học cách kiềm chế cảm xúc. Trẻ rất nhạy cảm với những biểu hiện trên khuôn mặt người lớn và chúng có thể bắt chước hành vi đó.
Bài học từ những bữa ăn trong gia đình. Khi con bắt đầu ăn dặm, hãy để bé ngồi ăn cùng gia đình và để bé tự khám phá bằng tay thay vì chỉ dùng thìa. Điều này sẽ dạy bé không khí đầm ấm của gia đình ngay từ nhỏ và giúp bé khám phá thức ăn bằng nhiều giác quan hơn.
Bài học từ những buổi đi dạo. Dù cho bé đi dạo bằng xe đẩy hay ẵm bế con ngồi trong công viên, cách cư xử của cha mẹ trong những hành trình ngắn này sẽ ảnh hưởng đến cảm nhận bên ngoài và hoạt động thể chất của con.
Bài học biểu lộ cảm xúc. Việc thấy bạn ôm chồng hoặc vợ của mình, âu yếm anh chị em ruột của bé, hoặc vuốt ve những chú cún, sẽ giúp hình thành những thói quen đó ở con.
Bạn cũng nên tránh cãi nhau trước mặt con để cho bé thấy rằng gia đình là nơi an toàn và đầy tình yêu thương, các thành viên trong gia đình đối xử với nhau rất ấm áp và tử tế.
Bài học từ việc chơi nhạc. Âm nhạc có thể cải thiện tâm trạng và tăng cường sự tập trung cho bé. Nó cũng có thể giúp tăng cường hiểu biết về toán học: các yếu tố như giai điệu và nhịp điệu cho bé cơ hội tiếp thu các mô hình, thứ tự và phép đếm.