Anh Chu, năm nay 37 tuổi, ở Hồ Bắc, Trung Quốc, cách đây 6 năm được phát hiện mắc bệnh protein niệu trong một lần khám sức khỏe. Anh không có triệu chứng nào khác nên cũng không coi trọng bệnh.
Nửa năm sau khi khám sức khỏe, anh Chu được chuyển đến bộ phận kinh doanh. Ở vị trí mới, anh phải thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội, ăn uống vô độ, hút thuốc uống rượu rất nhiều.
Cách đây một thời gian, anh Chu đến bệnh viện khám với các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng khi uống rượu. Bác sĩ phát hiện chỉ số kali trong máu của anh rõ ràng là không bình thường, kiểm tra thêm cho thấy giá trị creatinine của anh cao hơn người thường gấp 10 lần, cuối cùng được chẩn đoán là mắc chứng nhiễm độc niệu.
|
Ảnh minh hoạ. |
Sau khi hỏi về tiền sử bệnh, bác sĩ được biết rằng anh Chu được phát hiện mắc bệnh protein niệu cách đây vài năm nhưng không tiến hành kiểm tra thêm. Bác sĩ cho biết: "Nếu lúc đó có thể chú ý kịp thời thì tình trạng bệnh đã không phát triển thành nhiễm độc niệu".
Ở giai đoạn này, anh Chu không còn suy nghĩ nào khác ngoài sự hối hận, sau này chỉ có thể dựa vào chạy thận để duy trì sự sống, dù có thể chờ đợi nguồn thận phù hợp để phẫu thuật thay thận nhưng anh vẫn cảm thấy vô vọng và quá mệt mỏi, đau đớn.
Qua trường hợp này, bác sĩ nhắc nhở:
Nhiễm độc niệu không bao giờ xuất hiện đột ngột
Thống kê cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh thận mãn tính ở Trung Quốc là khoảng 10,8%, số lượng bệnh nhân vượt quá 150 triệu người, trong số những bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính này, cứ 100 người thì có một người mắc bệnh nhiễm độc niệu.
Trên lâm sàng, bệnh thận mãn tính được chia thành các giai đoạn 1-5 theo mức độ tổn thương, bệnh nhân ở giai đoạn 1 thường không có triệu chứng rõ ràng, nhưng có biểu hiện nước tiểu bất thường, bệnh nhân ở giai đoạn 2 có thể có protein niệu, tiểu ra máu, tiểu ra máu bất thường, pH nước tiểu bất ổn.
|
Ảnh minh hoạ. |
Bệnh nhân ở giai đoạn 3 sẽ bắt đầu có các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, phù, tiểu máu, thiếu máu. Bệnh nhân ở giai đoạn 4 là những người suy thận nặng, ăn uống không ngon miệng, chuyển hóa canxi, phốt pho, kali bất thường, huyết áp cao.
Giai đoạn 5 là bệnh thận giai đoạn cuối, chúng ta hay gọi là nhiễm độc niệu, bệnh nhân sẽ có những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như suy tim, tăng kali máu, toan chuyển hóa.
Sự phát triển từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 5 không thể trong một sớm một chiều mà cần một quá trình lâu dài. Sự xuất hiện của nhiễm độc niệu có liên quan đến huyết áp cao, bệnh tiểu đường và hội chứng chuyển hóa, nhiễm trùng đường tiết niệu, di truyền và các yếu tố khác. Những yếu tố này có khả năng đẩy nhanh quá trình nhiễm độc niệu.
Những năm gần đây, sở dĩ ngày càng có nhiều bệnh nhân nhiễm độc niệu là một số thói quen sinh hoạt không tốt, đặc biệt là 3 dạng sau:
Một là thường xuyên nhịn tiểu: Nhịn tiểu sẽ dẫn đến dòng nước tiểu chảy ngược, dễ gây nhiễm trùng đường tiết niệu, những vi khuẩn này sẽ đi lên theo niệu quản, có thể gây viêm thận.
Thứ hai là chế độ ăn quá mặn: Ăn nhiều muối sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, dễ gây tổn thương thận.
Thứ ba là lạm dụng thuốc: Thuốc sau khi vào cơ thể cần được chuyển hóa qua thận, dùng một lượng lớn thuốc dễ gây suy thận cấp, suy thận và các bệnh khác.
Các chuyên gia nhắc nhở, nếu có hai loại mùi lạ này trên cơ thể, hãy đi khám ngay vì có thể bạn bị nhiễm độc niệu
1. Hôi miệng
Có mùi hôi ở miệng có thể là do các bệnh lý về hệ tiết niệu gây ra, nhất là ở bệnh nhân suy thận mãn tính. Do suy thận nên các chất độc trong cơ thể không thể bài tiết ra ngoài bình thường qua nước tiểu, mà nước tiểu cần được bài tiết hoàn toàn thông qua chức năng khí hóa của cơ thể.
Suy thận sẽ dẫn đến hàm lượng nitơ urê và amoniac tăng lên, đồng thời một số khí cần được thải ra ngoài sẽ qua đường miệng và mũi, gây ra hiện tượng hơi thở có mùi khó chịu.
|
Ảnh minh hoạ. |
2. Mùi nước tiểu rất nặng
Suy thận sẽ dẫn đến tình trạng giữ lại các chất chuyển hóa trong cơ thể người bệnh, một lượng lớn chất chuyển hóa không kịp đào thải ra ngoài sẽ chuyển hóa qua hô hấp, mồ hôi, tiểu tiện. Nước tiểu của những bệnh nhân nhiễm độc niệu sẽ có mùi nước tiểu hôi nặng, rất khác với người bình thường, cần đặc biệt chú ý.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Phòng bệnh thận yếu, tiểu đêm bằng y học cổ truyền
Nguồn video: Sức khỏe Đời sống