Văn Văn, một cô gái 20 tuổi đến từ Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc, liên tục bị đau đầu, chóng mặt, nôn mửa và tê liệt trong thời gian gần đây. Cô cũng được chẩn đoán mắc u thần kinh đệm, uống thuốc suốt hai năm nhưng các triệu chứng của cô chỉ giảm nhẹ.
Một năm trở lại đây, Văn Văn sút 10 ký, mỗi lần đau đầu như muốn "nổ tung". Mãi cho đến khi các bác sĩ lôi ra một con sán nhái ký sinh dài 27 cm khỏi hộp sọ của cô, thủ phạm thực sự mới được tìm ra.
Theo thông tin đăng tải, cơn đau đầu của Văn Văn gần đây trở nên tồi tệ hơn, cô gái chỉ có thể dựa vào thuốc giảm đau để giảm đau nhức. Không còn cách nào, khi cơn đau quá dữ dội, cô đến bệnh viện để điều trị.
|
Bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho Văn Văn. |
Sau khi thăm khám, bác sĩ nhận thấy vị trí tổn thương mỗi lần chụp MRI đầu lại khác nhau nên nhận định đây không phải là khối u não mà phù hợp với biểu hiện của ký sinh trùng lang thang.
Kết quả chọc dò thêm ở thắt lưng và xét nghiệm huyết thanh cho thấy Văn Văn dương tính với nhiễm trùng sán nhái hay còn gọi là Sparcephalus mansoni.
Sau đó, bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho Văn Văn, gây mê toàn thân. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phát hiện trong hộp sọ của Văn Văn có một con giun sống màu trắng khá dài đang bò lổm ngổm.
|
Ký sinh trùng sán nhái được gắp ra từ hộp sọ của Văn Văn. |
Rất nhanh, ký sinh trùng dài 27 cm đã được loại bỏ thành công. Sau khi phân tích thói quen của Văn Văn, bác sĩ nhận thấy rằng việc nhiễm ký sinh trùng này có thể liên quan đến việc bệnh nhân thường xuyên uống nước lã. Qua xét nghiệm, ký sinh trùng Sparcephalus mansoni này cũng đã được vài năm tuổi.
Qua trường hợp này, bác sĩ nhắc nhở mọi người cần hình thành thói quen sinh hoạt tốt, ăn chín uống sôi, khi ăn thịt ếch, rắn... và các loài động vật hoang dã phải đặc biệt chú ý, nếu có biểu hiện khác thường phải đi khám ngay.