Hôi miệng: Vệ sinh răng miệng hàng ngày góp phần cải thiện tình trạng hôi miệng. Trường hợp vệ sinh đúng cách nhưng tình trạng hôi miệng vẫn diễn ra cần hết sức chú ý. Rất có thể cơ thể bạn đang có sự điều chỉnh bất thường. (Ảnh minh họa)Theo chuyên gia sức khỏe, nhiều trường hợp miệng có mùi hôi liên quan đến tình trạng nhiễm độc urê. Nguyên nhân bởi khi nồng độ urê máu cao, độc tố nitơ khó đào thải qua nước tiểu. Urê sẽ đào thải ra ngoài theo dạng khí, qua đường miệng gây nên tình trạng hôi.Hôi chân: Chân là nơi tiếp xúc nhiều với sàn nhà, dễ bị bám bẩn nên thường “nặng mùi” hơn so với những bộ phận khác. Tình trạng này dễ được cải thiện khi bạn chú ý vệ sinh kịp thời. Vậy nhưng, nếu thường xuyên rửa chân mà vẫn ám mùi thì có thể đây là dấu hiệu bệnh thận.Theo chuyên gia, khi chức năng thận suy giảm, các bộ phận khác, đặc biệt là vùng chân sẽ toát nhiều mồ hôi. Do đó, nếu thấy mùi hôi chân ngày càng nghiêm trọng thì bạn nên đi khám để được chẩn đoán bệnh kịp thời.Nước tiểu “nặng mùi”: Nước tiểu có thể phản ánh sức khỏe của bạn thông qua màu sắc và mùi. Những người khỏe mạnh, nước tiểu sẽ rất trong, mùi nhẹ. Ngược lại, người bị bệnh thận, nước tiểu có mùi hôi, xuất hiện bọt không tan. Ngoài ra, lượng nước tiểu của người bị bệnh thận cũng khác so với bình thường.Nhằm ngăn ngừa nguy cơ suy thận, chuyên gia khuyên không nên ăn nhiều chất béo, ăn mặn trước khi đi ngủ. Nguyên nhân bởi chế độ ăn nhiều muối, đường và chất béo có thể gây gánh nặng cho thận. Nó cũng khiến bạn khó kiểm soát được lipid máu, dễ gây tổn thương nghiêm trọng tới chức năng hoạt động của thận. Từ đó đẩy nhanh tình trạng suy thận.Để bảo vệ sức khỏe, xây dựng thói quen ăn uống tốt rất quan trọng. Bạn nên áp dụng chế độ ăn ít đường, tăng cường rau xanh, trái cây cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đồng thời giảm áp lực lọc, góp phần duy trì chức năng thận ổn định.Hạn chế uống đồ có ga: Thực tế, đồ uống có ga không chỉ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi mà còn tăng gánh nặng cho thận, gây đầy bụng, khó chịu cho dạ dày. Uống độ có ga trong thời gian dài không chỉ gây hại dạ dày mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh thận.Đặc biệt, tuyệt đối không có gắng nhịn tiểu. Dù bận đến đâu bạn cũng nên ưu tiên sức khỏe chính mình.Việc nhịn tiểu lâu sẽ khiến thận và bàng quang rơi vào trạng thái áp lực cao. Hậu quả là thận ứ nước nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, chức năng thận sẽ bị tổn thương, nhiễm độc niệu nhanh chóng. Mời độc giả xem thêm video: Phòng bệnh thận yếu, tiểu đêm bằng y học cổ truyền. Nguồn video: Sức khỏe & Đời sống
Hôi miệng: Vệ sinh răng miệng hàng ngày góp phần cải thiện tình trạng hôi miệng. Trường hợp vệ sinh đúng cách nhưng tình trạng hôi miệng vẫn diễn ra cần hết sức chú ý. Rất có thể cơ thể bạn đang có sự điều chỉnh bất thường. (Ảnh minh họa)
Theo chuyên gia sức khỏe, nhiều trường hợp miệng có mùi hôi liên quan đến tình trạng nhiễm độc urê. Nguyên nhân bởi khi nồng độ urê máu cao, độc tố nitơ khó đào thải qua nước tiểu. Urê sẽ đào thải ra ngoài theo dạng khí, qua đường miệng gây nên tình trạng hôi.
Hôi chân: Chân là nơi tiếp xúc nhiều với sàn nhà, dễ bị bám bẩn nên thường “nặng mùi” hơn so với những bộ phận khác. Tình trạng này dễ được cải thiện khi bạn chú ý vệ sinh kịp thời. Vậy nhưng, nếu thường xuyên rửa chân mà vẫn ám mùi thì có thể đây là dấu hiệu bệnh thận.
Theo chuyên gia, khi chức năng thận suy giảm, các bộ phận khác, đặc biệt là vùng chân sẽ toát nhiều mồ hôi. Do đó, nếu thấy mùi hôi chân ngày càng nghiêm trọng thì bạn nên đi khám để được chẩn đoán bệnh kịp thời.
Nước tiểu “nặng mùi”: Nước tiểu có thể phản ánh sức khỏe của bạn thông qua màu sắc và mùi. Những người khỏe mạnh, nước tiểu sẽ rất trong, mùi nhẹ. Ngược lại, người bị bệnh thận, nước tiểu có mùi hôi, xuất hiện bọt không tan. Ngoài ra, lượng nước tiểu của người bị bệnh thận cũng khác so với bình thường.
Nhằm ngăn ngừa nguy cơ suy thận, chuyên gia khuyên không nên ăn nhiều chất béo, ăn mặn trước khi đi ngủ. Nguyên nhân bởi chế độ ăn nhiều muối, đường và chất béo có thể gây gánh nặng cho thận. Nó cũng khiến bạn khó kiểm soát được lipid máu, dễ gây tổn thương nghiêm trọng tới chức năng hoạt động của thận. Từ đó đẩy nhanh tình trạng suy thận.
Để bảo vệ sức khỏe, xây dựng thói quen ăn uống tốt rất quan trọng. Bạn nên áp dụng chế độ ăn ít đường, tăng cường rau xanh, trái cây cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đồng thời giảm áp lực lọc, góp phần duy trì chức năng thận ổn định.
Hạn chế uống đồ có ga: Thực tế, đồ uống có ga không chỉ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi mà còn tăng gánh nặng cho thận, gây đầy bụng, khó chịu cho dạ dày. Uống độ có ga trong thời gian dài không chỉ gây hại dạ dày mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh thận.
Đặc biệt, tuyệt đối không có gắng nhịn tiểu. Dù bận đến đâu bạn cũng nên ưu tiên sức khỏe chính mình.
Việc nhịn tiểu lâu sẽ khiến thận và bàng quang rơi vào trạng thái áp lực cao. Hậu quả là thận ứ nước nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, chức năng thận sẽ bị tổn thương, nhiễm độc niệu nhanh chóng.
Mời độc giả xem thêm video: Phòng bệnh thận yếu, tiểu đêm bằng y học cổ truyền. Nguồn video: Sức khỏe & Đời sống