Theo quan niệm truyền thống, rằm tháng Giêng là ngày tránh sát sinh, nên ăn chay để cầu mong may mắn, giải hạn cho cả năm. Chính vì vậy, nhiều gia đình thường chuẩn bị các mâm cỗ chay có 10, 12 hoặc 20 món để thắp hương vào dịp này. Há cảo chay chiên: Với phần nhân là các loại rau củ quả bọc ngoài vỏ há cảo chiên giòn tan, há cảo chay chiên là món vừa ngon vừa đẹp cho mâm cỗ chay ngày rằm.Đậu hũ bao bố chay: Nguyên liệu của món này bao gồm đậu hũ trắng, nấm hương, dầu hào, bông hẹ và cải xanh.Đậu hũ non sốt nấm đông cô: Bạn có thể thực hiện món này bằng cách cắt thanh đậu hũ non thành từng khoanh mỏng xào chung với các loại nước sốt và nấm đông cô tươi. Rau củ quả xào chay: Các loại rau nhiều màu sắc như nấm, đậu Hà Lan, ngô bao tử, cà rốt xào với xì dầu vừa cung cấp nhiều vitamin vừa là món ăn đẹp mắt trong mâm cỗ chay.Canh nấm rong biển: Món này được làm từ các nguyên liệu gồm lá rong biển tươi, đậu hũ non, nấm rơm rất bổ dưỡng. Thịt quay chay: Thịt quay chay có màu vàng đẹp mắt của màu điều, giòn đều của lớp vỏ ngoài làm từ bánh mỳ, dẻo ngậy của lớp mỡ từ bột cốt dừa và phần thịt nạc là chả lụa chay. Dưa leo nhồi cơm thập cẩm: Bằng cách nhồi cơm trộn với các loại rau củ vào ruột dưa leo và cắt thành từng khoanh vừa ăn, bạn đã có món dưa leo nhồi cơm thập cẩm vừa ngon, giòn, thanh mát, lạ miệng và rất đẹp mắt. Xôi: Bạn có thể làm nhiều món xôi như xôi vò, xôi gấc hay xôi lạc để thêm vào mâm cỗ chay cúng rằm. Chè: Trong ngày rằm tháng Giêng, nhiều gia đình thêm vào món bánh trôi (chè trôi nước) với ý nghĩa cầu mong mọi việc hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy. Ngoài ra, chè kho, chè đỗ, chè bà cốt… cũng là những món tráng miệng thường thấy ở mâm cỗ chay.
Theo quan niệm truyền thống, rằm tháng Giêng là ngày tránh sát sinh, nên ăn chay để cầu mong may mắn, giải hạn cho cả năm. Chính vì vậy, nhiều gia đình thường chuẩn bị các mâm cỗ chay có 10, 12 hoặc 20 món để thắp hương vào dịp này.
Há cảo chay chiên: Với phần nhân là các loại rau củ quả bọc ngoài vỏ há cảo chiên giòn tan, há cảo chay chiên là món vừa ngon vừa đẹp cho mâm cỗ chay ngày rằm.
Đậu hũ bao bố chay: Nguyên liệu của món này bao gồm đậu hũ trắng, nấm hương, dầu hào, bông hẹ và cải xanh.
Đậu hũ non sốt nấm đông cô: Bạn có thể thực hiện món này bằng cách cắt thanh đậu hũ non thành từng khoanh mỏng xào chung với các loại nước sốt và nấm đông cô tươi.
Rau củ quả xào chay: Các loại rau nhiều màu sắc như nấm, đậu Hà Lan, ngô bao tử, cà rốt xào với xì dầu vừa cung cấp nhiều vitamin vừa là món ăn đẹp mắt trong mâm cỗ chay.
Canh nấm rong biển: Món này được làm từ các nguyên liệu gồm lá rong biển tươi, đậu hũ non, nấm rơm rất bổ dưỡng.
Thịt quay chay: Thịt quay chay có màu vàng đẹp mắt của màu điều, giòn đều của lớp vỏ ngoài làm từ bánh mỳ, dẻo ngậy của lớp mỡ từ bột cốt dừa và phần thịt nạc là chả lụa chay.
Dưa leo nhồi cơm thập cẩm: Bằng cách nhồi cơm trộn với các loại rau củ vào ruột dưa leo và cắt thành từng khoanh vừa ăn, bạn đã có món dưa leo nhồi cơm thập cẩm vừa ngon, giòn, thanh mát, lạ miệng và rất đẹp mắt.
Xôi: Bạn có thể làm nhiều món xôi như xôi vò, xôi gấc hay xôi lạc để thêm vào mâm cỗ chay cúng rằm.
Chè: Trong ngày rằm tháng Giêng, nhiều gia đình thêm vào món bánh trôi (chè trôi nước) với ý nghĩa cầu mong mọi việc hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy. Ngoài ra, chè kho, chè đỗ, chè bà cốt… cũng là những món tráng miệng thường thấy ở mâm cỗ chay.