Thường thì khi giọng nói có vấn đề, bạn cho rằng nguyên nhân là do cảm lạnh hoặc viêm họng gây viêm đường hô hấp trên. Tuy nhiên, dù ít khi xảy ra nhưng giọng nói bị khàn, run hoặc yếu có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc một bệnh gì đó nghiêm trọng hơn. Một số bệnh tự miễn dịch cũng có thể gây viêm sưng thanh quản gây khàn tiếng, chẳng hạn như hội chứng Sjogren có thể khiến tuyến lệ và tuyến nước bọt bị hỏng gây khô miệng và khô họng. Một số bệnh tự miễn dịch cũng có thể gây khàn tiếng là viêm đa cơ, thấp khớp, cứng da và lupus ban đỏ.Tổn thương ở dây thần kinh kiểm soát dây thanh quản cũng có thể khiến giọng nói thều thào và yếu. Nếu phẫu thuật ở những vùng lân cận thanh quản như tuyến giáp, xương sống và tim cũng có thể vô tinh cắt vào những dây thần kinh này. Thay vì phải đợi hàng tháng mới xác định được có bị ảnh hưởng hay không, có thể dùng chất làm đầy để “bơm” dây thanh quản lên. Các bệnh viêm ảnh hưởng đến thanh quản – dù là do vi khuẩn, virus hay nấm – cũng có thể gây khàn tiếng. Bệnh sẽ tự hết nhưng nếu bị nặng có thể làm hỏng các dây thần kinh chịu trách nhiệm với giọng nói. Trường hợp này cũng có thể chữa khỏi bằng tiêm chất làm đầy dùng trong thẩm mỹ. Dù ít khi xảy ra nhưng sự thay đổi trong giọng nói cũng có thể là do các khối u ung thư và tiền ung thư ở thanh quản. Những người hút thuốc lá có nguy cơ bị ung thư thanh quản cao nhất, tiếp đến là những người hay uống rượu. Các triệu chứng ban đầu là thay đổi giọng nói, đau tai, đau họng, cảm giác như có một chỗ u lồi trong cổ họng, khó thở, khó nuốt… Những người bị bệnh Parkinson thường có thấy giọng mình nhỏ nhẹ quá khiến người khác khó nghe thấy. Hoặc giọng nói cũng có thể quá trầm, khàn hay run. Khi bước sang tuổi 60, giọng nói trở nên khàn hơn và yếu hơn, đó là do dây thanh quản đã bắt đầu teo lại. Đây là lý do tại sao người già thường không thích đến những nơi ồn ã vì người khác khó nghe thấy giọng nói của họ. Khàn giọng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, một bệnh được đề cập đến rất nhiều trong những năm gần đây. Trường hợp này tốt nhất là nên soi thanh quản để xác định nguyên nhân là do trào ngược axit hay do ung thư để có cách điều trị hợp lý. Những người làm nghề phải nói nhiều như giáo viên có thể mọc vài khối u lồi ở dây thanh quản. Vì vậy họ nên dành thời gian nghỉ ngơi đồng thời học cách nói một cách hiệu quả để dây thanh quản không bị căng quá. Nếu thấy giọng nói của mình thay đổi không phải là do viêm họng hoặc cảm lạnh, khàn tiếng kéo dài, không hát được những nốt cao, giọng bỗng trầm hẳn xuống, thường xuyên bị đau họng, khi nói phải dùng sức, hắng giọng thường xuyên… thì cần đi khám để xác định nguyên nhân chính xác. (Nguồn ảnh: E.H)
Thường thì khi giọng nói có vấn đề, bạn cho rằng nguyên nhân là do cảm lạnh hoặc viêm họng gây viêm đường hô hấp trên. Tuy nhiên, dù ít khi xảy ra nhưng giọng nói bị khàn, run hoặc yếu có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc một bệnh gì đó nghiêm trọng hơn.
Một số bệnh tự miễn dịch cũng có thể gây viêm sưng thanh quản gây khàn tiếng, chẳng hạn như hội chứng Sjogren có thể khiến tuyến lệ và tuyến nước bọt bị hỏng gây khô miệng và khô họng. Một số bệnh tự miễn dịch cũng có thể gây khàn tiếng là viêm đa cơ, thấp khớp, cứng da và lupus ban đỏ.
Tổn thương ở dây thần kinh kiểm soát dây thanh quản cũng có thể khiến giọng nói thều thào và yếu. Nếu phẫu thuật ở những vùng lân cận thanh quản như tuyến giáp, xương sống và tim cũng có thể vô tinh cắt vào những dây thần kinh này. Thay vì phải đợi hàng tháng mới xác định được có bị ảnh hưởng hay không, có thể dùng chất làm đầy để “bơm” dây thanh quản lên.
Các bệnh viêm ảnh hưởng đến thanh quản – dù là do vi khuẩn, virus hay nấm – cũng có thể gây khàn tiếng. Bệnh sẽ tự hết nhưng nếu bị nặng có thể làm hỏng các dây thần kinh chịu trách nhiệm với giọng nói. Trường hợp này cũng có thể chữa khỏi bằng tiêm chất làm đầy dùng trong thẩm mỹ.
Dù ít khi xảy ra nhưng sự thay đổi trong giọng nói cũng có thể là do các khối u ung thư và tiền ung thư ở thanh quản. Những người hút thuốc lá có nguy cơ bị ung thư thanh quản cao nhất, tiếp đến là những người hay uống rượu. Các triệu chứng ban đầu là thay đổi giọng nói, đau tai, đau họng, cảm giác như có một chỗ u lồi trong cổ họng, khó thở, khó nuốt…
Những người bị bệnh Parkinson thường có thấy giọng mình nhỏ nhẹ quá khiến người khác khó nghe thấy. Hoặc giọng nói cũng có thể quá trầm, khàn hay run.
Khi bước sang tuổi 60, giọng nói trở nên khàn hơn và yếu hơn, đó là do dây thanh quản đã bắt đầu teo lại. Đây là lý do tại sao người già thường không thích đến những nơi ồn ã vì người khác khó nghe thấy giọng nói của họ.
Khàn giọng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, một bệnh được đề cập đến rất nhiều trong những năm gần đây. Trường hợp này tốt nhất là nên soi thanh quản để xác định nguyên nhân là do trào ngược axit hay do ung thư để có cách điều trị hợp lý.
Những người làm nghề phải nói nhiều như giáo viên có thể mọc vài khối u lồi ở dây thanh quản. Vì vậy họ nên dành thời gian nghỉ ngơi đồng thời học cách nói một cách hiệu quả để dây thanh quản không bị căng quá.
Nếu thấy giọng nói của mình thay đổi không phải là do viêm họng hoặc cảm lạnh, khàn tiếng kéo dài, không hát được những nốt cao, giọng bỗng trầm hẳn xuống, thường xuyên bị đau họng, khi nói phải dùng sức, hắng giọng thường xuyên… thì cần đi khám để xác định nguyên nhân chính xác. (Nguồn ảnh: E.H)