Viêm họng cấp: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến khàn tiếng và mất giọng nói. Bệnh khởi phát bất ngờ và thường là do virus dẫn đến sưng thanh quản. Cách điều trị tốt nhất đối với viêm họng cấp là uống nhiều nước hoặc nghỉ ngơi, hạn chế nói nhiều. (Ảnh: Wordpress) Viêm thanh quản mãn tính: Đây là bệnh có nhiều nguyên nhân gây ra như trào ngược axit, hút thuốc lá hoặc bị nhiễm nấm men ở thanh quản khi dùng máy hô hấp để điều trị bệnh hen suyễn. Các bệnh nhân hóa trị hoặc những người có hệ miễn dịch kém cũng dễ bị viêm thanh quản mãn tính. (Ảnh: Gentusa) Trào ngược hầu - thanh quản: Hiện tượng trào ngược dịch dạ dày có thể gây ra rất nhiều triệu chứng ở thực quản và cả cổ họng như khàn tiếng thường xuyên hoặc từng cơn, khó nuốt, sưng u ở cổ họng, đau cổ họng. Bệnh trào ngược hầu – thanh quản này cũng có thể xảy ra dù không có dấu hiệu của trào ngược axit. (Ảnh: Clivir) Sử dụng sai giọng nói hoặc nói quá nhiều: Nói là một nhiệm vụ thể chất đòi hỏi sự phối hợp giữa thở với dùng nhiều nhóm cơ. Vì vậy giọng nói bị sử dụng không hiệu quả là bình thường. Nói to, nói nhiều, nói lâu đều có thể ảnh hưởng đến giọng nói, tương tự như nâng tạ quá nặng có thể gây chấn thương ở vùng lưng. Khi cổ và cơ thanh quản bị kéo căng, kết hợp với khi nói thì thở kém dẫn đến thanh quản bị yếu đi, khi nói phải gắng sức và khàn giọng. (Ảnh: Wordpress) Việc lạm dụng giọng nói còn gây tổn thương đến dây thanh quản và xuất huyết thanh quản. Một số tình huống khiến bạn dễ lạm dụng giọng nói là: nói ở nơi có nhiều tiếng ồn, thường xuyên dùng điện thoại di động, dùng vai và đầu để kẹp điện thoại khi nói, chọn cao độ không phù hợp (nói quá cao giọng hoặc quá trầm), không sử dụng máy khuếch âm khi nói trước công chúng… (Ảnh: Vikramhospital)Liệt nhẹ hoặc liệt hoàn toàn dây thanh quản: Khàn giọng hay một số vấn đề khác ở giọng nói có thể xuất phát từ các cơ và dây thần kinh bên trong hộp âm hoặc thanh quản, phổ biến nhất là liệt hoặc yếu một hoặc cả hai dây thanh quản. Những người bị liệt dây thanh quản thường có giọng nói thều thào và rất nhỏ nhẹ. Người bệnh có thể mất vài tháng để hồi phục hoặc liệt vĩnh viễn. (Ảnh: vocalparalysis)Ung thư thanh quản: Đây là bệnh nghiêm trọng cần điều trị ngay lập tức. Những người thường xuyên bị khàn giọng cần đi khám tai mũi họng để xác định có phải bị ung thư thanh quản hay không. Khả năng chữa khỏi ung thư thanh quản là rất cao nếu phát hiện sớm. Vì vậy hãy luôn lắng nghe giọng nói của mình vì có thể bạn sẽ phát hiện ra điều gì đó về sức khỏe. (Ảnh: Professionalvoice)
Viêm họng cấp: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến khàn tiếng và mất giọng nói. Bệnh khởi phát bất ngờ và thường là do virus dẫn đến sưng thanh quản. Cách điều trị tốt nhất đối với viêm họng cấp là uống nhiều nước hoặc nghỉ ngơi, hạn chế nói nhiều. (Ảnh: Wordpress)
Viêm thanh quản mãn tính: Đây là bệnh có nhiều nguyên nhân gây ra như trào ngược axit, hút thuốc lá hoặc bị nhiễm nấm men ở thanh quản khi dùng máy hô hấp để điều trị bệnh hen suyễn. Các bệnh nhân hóa trị hoặc những người có hệ miễn dịch kém cũng dễ bị viêm thanh quản mãn tính. (Ảnh: Gentusa)
Trào ngược hầu - thanh quản: Hiện tượng trào ngược dịch dạ dày có thể gây ra rất nhiều triệu chứng ở thực quản và cả cổ họng như khàn tiếng thường xuyên hoặc từng cơn, khó nuốt, sưng u ở cổ họng, đau cổ họng. Bệnh trào ngược hầu – thanh quản này cũng có thể xảy ra dù không có dấu hiệu của trào ngược axit. (Ảnh: Clivir)
Sử dụng sai giọng nói hoặc nói quá nhiều: Nói là một nhiệm vụ thể chất đòi hỏi sự phối hợp giữa thở với dùng nhiều nhóm cơ. Vì vậy giọng nói bị sử dụng không hiệu quả là bình thường. Nói to, nói nhiều, nói lâu đều có thể ảnh hưởng đến giọng nói, tương tự như nâng tạ quá nặng có thể gây chấn thương ở vùng lưng. Khi cổ và cơ thanh quản bị kéo căng, kết hợp với khi nói thì thở kém dẫn đến thanh quản bị yếu đi, khi nói phải gắng sức và khàn giọng. (Ảnh: Wordpress)
Việc lạm dụng giọng nói còn gây tổn thương đến dây thanh quản và xuất huyết thanh quản. Một số tình huống khiến bạn dễ lạm dụng giọng nói là: nói ở nơi có nhiều tiếng ồn, thường xuyên dùng điện thoại di động, dùng vai và đầu để kẹp điện thoại khi nói, chọn cao độ không phù hợp (nói quá cao giọng hoặc quá trầm), không sử dụng máy khuếch âm khi nói trước công chúng… (Ảnh: Vikramhospital)
Liệt nhẹ hoặc liệt hoàn toàn dây thanh quản: Khàn giọng hay một số vấn đề khác ở giọng nói có thể xuất phát từ các cơ và dây thần kinh bên trong hộp âm hoặc thanh quản, phổ biến nhất là liệt hoặc yếu một hoặc cả hai dây thanh quản. Những người bị liệt dây thanh quản thường có giọng nói thều thào và rất nhỏ nhẹ. Người bệnh có thể mất vài tháng để hồi phục hoặc liệt vĩnh viễn. (Ảnh: vocalparalysis)
Ung thư thanh quản: Đây là bệnh nghiêm trọng cần điều trị ngay lập tức. Những người thường xuyên bị khàn giọng cần đi khám tai mũi họng để xác định có phải bị ung thư thanh quản hay không. Khả năng chữa khỏi ung thư thanh quản là rất cao nếu phát hiện sớm. Vì vậy hãy luôn lắng nghe giọng nói của mình vì có thể bạn sẽ phát hiện ra điều gì đó về sức khỏe. (Ảnh: Professionalvoice)