1. Bít tết từ thịt vụn. Bít tết nguyên miếng nướng tái hay chín đều rất ngon, giá trị dinh dưỡng cao. Ngược lại, bít tết từ thịt vụn bị đánh giá là loại thịt trẻ không nên ăn. Nguyên nhân bởi loại bít tết này được ghép từ thịt vụn. Quá trình gia công, người sản xuất sẽ sử dụng các loại phụ gia thực phẩm như glutamine transaminase (enzym TG), protein đậu nành, carrageenan,... (Ảnh: ABLW, minh họa)Theo giáo sư Yang Hongshun đến từ Đại học Công nghệ Thực phẩm Singapore, chất glutamine transaminase an toàn trong quá trình chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, những miếng thịt vụn dễ bị nhiễm khuẩn trong quá trình thu gom, dính kết. Điều đáng bàn, bít tết thường được ăn tái nên rất dễ gây nên các triệu chứng như tiêu chảy, viêm đường ruột.Không những vậy, nhiều nơi sản xuất tận dụng thịt bò vụn kém chất lượng để giảm giá thành sản phẩm. Sản phẩm không rõ nguồn gốc như vậy dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột với những người có đường ruột nhạy cảm như trẻ em. Vì an toàn sức khỏe, bạn nên mua bít tết nguyên miếng, làm chín hoàn toàn trước khi cho con ăn.2. Thanh cua. Thanh cua được làm từ sumiri – thịt cá trắng nghiền mịn và tinh bột rồi tạo hình giống với thịt của chân cua tuyết hoặc cua nhện Nhật Bản. Ngoài sumiri, thanh cua còn chứa các thành phần như nước, tinh bột, protein đông lạnh, muối ăn, đường trắng, hương liệu,... (hoàn toàn không có thịt cua).Thanh cua thường ăn trực tiếp hoặc làm nguyên liệu trong các món salad, sushi, lẩu,...Nếu sản xuất theo quy trình đảm bảo, thanh cua không gây hại sức khỏe người dùng. Dù vậy, xét về giá trị dinh dưỡng, thanh cua không được đánh giá cao, không thích hợp để trẻ ăn nhiều.3. Phi lê gà, bít tết gà. Thăn gà, bít tết gà rán rất “được lòng” thực khách nhí bởi màu sắc bắt mắt, hương vị hấp dẫn. Điều đáng bàn, một số cơ sở sản xuất tận dụng phần thịt kém chất lượng, phụ gia để tạo thành những miếng phi lê và bít tết. Những phần ăn này thường bở, rời rạc, giá trị dinh dưỡng cũng không cao.4. Xúc xích, giăm bông. Xúc xích, giăm bông được làm từ các nguyên liệu như thịt, tinh bột. Đặc biệt, xúc xích còn chứa chất bảo quản được gọi là nitrit và nitrat.Chất này được thêm vào để kéo dài thời gian sử dụng, giảm sự phát triển của vi khuẩn. Nghiên cứu cho thấy, lạm dụng natri có thể làm tăng nguy cơ huyết áp cao. Đây là nguyên nhân chính gây đột quỵ và bệnh tim.5. Thịt cuộn “nhân tạo”. Thịt cuộn là nguyên liệu thường thấy trong các món lẩu, nướng. Thịt cuộn nguyên bản không gây hại sức khỏe. Ngược lại, thịt cuộn “nhân tạo” được chế biến bằng thịt vụn, mỡ vụn, phụ gia thực phẩm không được đánh giá cao.Tương tự như các món thịt “nhân tạo” ở trên, thịt cuộn “nhân tạo” tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn, ảnh hưởng sức khỏe người dùng – đặc biệt là đối tượng hệ tiêu hóa yếu như trẻ em. >>> Mời độc giả xem thêm video: Sức mua giảm do thịt lợn tăng giá. (Nguồn video: VTV24)
1. Bít tết từ thịt vụn. Bít tết nguyên miếng nướng tái hay chín đều rất ngon, giá trị dinh dưỡng cao. Ngược lại, bít tết từ thịt vụn bị đánh giá là loại thịt trẻ không nên ăn. Nguyên nhân bởi loại bít tết này được ghép từ thịt vụn. Quá trình gia công, người sản xuất sẽ sử dụng các loại phụ gia thực phẩm như glutamine transaminase (enzym TG), protein đậu nành, carrageenan,... (Ảnh: ABLW, minh họa)
Theo giáo sư Yang Hongshun đến từ Đại học Công nghệ Thực phẩm Singapore, chất glutamine transaminase an toàn trong quá trình chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, những miếng thịt vụn dễ bị nhiễm khuẩn trong quá trình thu gom, dính kết. Điều đáng bàn, bít tết thường được ăn tái nên rất dễ gây nên các triệu chứng như tiêu chảy, viêm đường ruột.
Không những vậy, nhiều nơi sản xuất tận dụng thịt bò vụn kém chất lượng để giảm giá thành sản phẩm. Sản phẩm không rõ nguồn gốc như vậy dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột với những người có đường ruột nhạy cảm như trẻ em. Vì an toàn sức khỏe, bạn nên mua bít tết nguyên miếng, làm chín hoàn toàn trước khi cho con ăn.
2. Thanh cua. Thanh cua được làm từ sumiri – thịt cá trắng nghiền mịn và tinh bột rồi tạo hình giống với thịt của chân cua tuyết hoặc cua nhện Nhật Bản. Ngoài sumiri, thanh cua còn chứa các thành phần như nước, tinh bột, protein đông lạnh, muối ăn, đường trắng, hương liệu,... (hoàn toàn không có thịt cua).
Thanh cua thường ăn trực tiếp hoặc làm nguyên liệu trong các món salad, sushi, lẩu,...Nếu sản xuất theo quy trình đảm bảo, thanh cua không gây hại sức khỏe người dùng. Dù vậy, xét về giá trị dinh dưỡng, thanh cua không được đánh giá cao, không thích hợp để trẻ ăn nhiều.
3. Phi lê gà, bít tết gà. Thăn gà, bít tết gà rán rất “được lòng” thực khách nhí bởi màu sắc bắt mắt, hương vị hấp dẫn. Điều đáng bàn, một số cơ sở sản xuất tận dụng phần thịt kém chất lượng, phụ gia để tạo thành những miếng phi lê và bít tết. Những phần ăn này thường bở, rời rạc, giá trị dinh dưỡng cũng không cao.
4. Xúc xích, giăm bông. Xúc xích, giăm bông được làm từ các nguyên liệu như thịt, tinh bột. Đặc biệt, xúc xích còn chứa chất bảo quản được gọi là nitrit và nitrat.
Chất này được thêm vào để kéo dài thời gian sử dụng, giảm sự phát triển của vi khuẩn. Nghiên cứu cho thấy, lạm dụng natri có thể làm tăng nguy cơ huyết áp cao. Đây là nguyên nhân chính gây đột quỵ và bệnh tim.
5. Thịt cuộn “nhân tạo”. Thịt cuộn là nguyên liệu thường thấy trong các món lẩu, nướng. Thịt cuộn nguyên bản không gây hại sức khỏe. Ngược lại, thịt cuộn “nhân tạo” được chế biến bằng thịt vụn, mỡ vụn, phụ gia thực phẩm không được đánh giá cao.
Tương tự như các món thịt “nhân tạo” ở trên, thịt cuộn “nhân tạo” tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn, ảnh hưởng sức khỏe người dùng – đặc biệt là đối tượng hệ tiêu hóa yếu như trẻ em.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Sức mua giảm do thịt lợn tăng giá. (Nguồn video: VTV24)