Viêm màng não là tình trạng viêm của màng bao bọc não bộ, các vi trùng thường gặp là Streptococcus pneumoniae, Neisseria meningitidis, có thể gây thành dịch trong điều kiện sống đông đúc như ký túc xá hoặc nhà trọ. Haemophilus influenzae type B (Hib) cũng có thể gây viêm màng não ở người lớn và trẻ nhỏ.
|
Tiêm vắc xin phòng bệnh là một trong những cách hiệu quả để phòng chống nhiều bệnh nguy hiểm. Ảnh minh hoạ: Internet. |
Trẻ
mắc bệnh viêm màng não thường là hậu quả của nhiễm trùng do vi trùng đã tồn tại ở vùng mũi và miệng, hoặc do bị bệnh viêm mũi họng lâu ngày nhưng không điều trị đúng cách hoặc không tới nơi tới chốn. Viêm màng não cũng có thể là kết quả của các nhiễm trùng xảy ra gần não như tai hoặc xoang và đó cũng có thể là biến chứng cơ hội của phẫu thuật não, đầu hay cổ. Những vi trùng này đi vào máu và đến cư trú ở lớp màng bao bên ngoài não (màng não).
Bệnh lây qua đường hô hấp, siêu vi trùng hay vi trùng gây bệnh có trong các chất tiết đường hô hấp. Một số người lành khi hít phải chất tiết này khi người bệnh ho hay hắt hơi sẽ có thể bị bệnh. Siêu vi trùng hoặc vi trùng khi vào cơ thể sẽ vào máu sau đó xâm nhập vào màng não và gây bệnh. Nếu tiếp xúc với bệnh nhân bị viêm màng não, một số trường hợp cần uống thuốc dự phòng tùy theo chỉ định của bác sĩ, tuy nhiên lây bệnh viêm màng não trực tiếp từ người sang người rất hiếm.
Các bệnh viêm não, màng não thường không có dấu hiệu điển hình ở giai đoạn sớm, với các biểu hiện lâm sàng giống các bệnh đường hô hấp khác như sốt, đau đầu, buồn nôn.
Tuy nhiên, cũng có trẻ không có những triệu chứng này, đặc biệt ở nhóm trẻ sơ sinh, ban đầu trẻ có thể chỉ quấy khóc, rên rỉ, hay nhìn ngược, hay trớ, chán ăn... Do đó, việc phát hiện viêm não, viêm màng não ở trẻ nhỏ rất khó khăn.
Hè nóng và căn bệnh 'giết người cực nhanh' trẻ thường mắc - ảnh 1
Tiêm vắc xin phòng bệnh là một trong những cách hiệu quả để phòng chống nhiều bệnh nguy hiểm. Ảnh minh hoạ: Internet
Những dấu hiệu gợi ý sau để phát hiện viêm màng não như:
Co giật: Có thể ở tay, chân, mắt, miệng hoặc toàn thân. Một số trẻ co giật đơn thuần do sốt cao hoặc có một số trẻ do rối loạn điện giải, nhưng cũng cần phải theo dõi xem trẻ có bị viêm màng não không.
Rối loạn ý thức: Lúc đầu trẻ trong tình trạng dễ bị kích động, sau đó có thể ngủ li bì, lờ đờ, hôn mê.
Trẻ thường kêu đau đầu, nôn hoặc có biểu hiện liệt mặt, liệt hoặc giảm vận động ở chân, tay hoặc nửa người.
Cha mẹ cần lưu ý, quan sát những dấu hiệu nghi ngờ ở trẻ nếu sốt cao uống hạ sốt không đỡ, trẻ kèm thêm đau đầu, mệt, buồn nôn và nôn, kích thích, thay đổi ý thức nhẹ cần đưa vào viện ngay.
Với viêm não do virut tay chân miệng, trẻ có thể xuất hiện các bọng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hay các chấm hoại tử. Với viêm màng não, ngoài sốt cao, trẻ có thể cứng cổ, nếu còn thóp có thể thấy thóp phồng căng.
Cha mẹ không nên cố giữ trẻ ở nhà điều trị dẫn đến hôn mê, co giật mới đưa đến viện, lúc đó đã ở giai đoạn muộn, dễ để lại di chứng nặng nề... Vì vậy, khi có các biểu hiện nghi ngờ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.