Con số thống kê chỉ ra, khoảng 70% người được hỏi thừa nhận từng trải qua hiện tượng bước hụt chân, rơi tự do khi bắt đầu chìm dần vào giấc ngủ. Ngoài cảm giác khó ngủ trở lại, nhiều người còn lo lắng liệu nó có liên quan gì tới bất thường ở não, tim.Thực tế, cảm giác hụt chân khi ngủ còn được biết đến với tên gọi là “Hypnic Jerk”. Hiểu đơn giản là tình trạng cơ bắp bị co giật trong khi ngủ. Mặc dù cơ bị co giật xảy ra trên toàn cơ thể nhưng chúng ta thường có cảm giác rõ rệt ở chân.Lý giải hiện tượng này, các nhà khoa học cho biết mọi phần cơ trong cơ thể người đều được điều khiển bởi các dây thần kinh sọ não. Khi dây thần kinh não bộ phát lệnh hành động, các cơ sẽ thực hiện các động tác tương ứng. Khi ngủ, hoạt động cơ bắp giảm, các cơ trên người ở trạng thái thả lỏng.Tuy nhiên, các dây thần kinh não bộ không thư giãn hoàn toàn. Đôi khi, chúng sẽ đưa ra các lệnh yếu cho các cơ. Sau khi cơ tiếp nhận, chân tay sẽ run rẩy, co giật... khiến tình trạng căng thẳng chân tay được phục hồi. Thần kinh não bộ cũng hoạt động trở lại khiến chúng ta thức giấc.Lý giải trên cho thấy hiện tượng hụt chân khi ngủ không liên quan gì đến các vấn đề về tim. Đây cũng không phải là dấu hiệu đột tử như nhiều người vẫn nghĩ.Hiện tượng hụt chân khi ngủ thường xảy ra khi cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, thức khuya làm việc. Những yếu tố này khiến thần kinh luôn trong trạng thái căng thẳng. Ngay cả khi cơ thể chìm vào giấc ngủ thì não bộ cũng không được thư giãn hoàn toàn.Nhìn chung, hiện tượng không gây hại cho cơ thể. Nó là một dạng biểu hiện sinh lý hoàn toàn bình thường giống như nấc cụt, giật mí mắt, hắt xì... Tuy nhiên, nếu hiện tượng hụt chân thường xuyên diễn ra kết hợp với những dấu hiệu bất thường như đau đầu, chóng mặt, tê bì chân tay thì cần đề cao cảnh giác về các vấn đề tim mạch, thần kinh, nội tiết...Để tránh hiện tượng hụt chân khi ngủ, bạn nên hạn chế uống cà phê trước giờ đi ngủ. Nguyên nhân bởi nồng độ caffein cao khiến bạn khó có giấc ngủ sâu.Không nên dùng điện thoại hay các thiết bị điện tử 2 tiếng trước khi ngủ.Uống đủ nước, thường xuyên vận động thể chất để nâng cao sức khỏe.Chú ý không gian ngủ yên tĩnh, thoáng mát, thoải mái và hạn chế ánh sáng.Đặc biệt, chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất có ý nghĩa rất quan trọng. Việc thiếu các chất như magie, canxi, sắt sẽ khiến bạn có nguy cơ hụt chân khi ngủ cao hơn. Ảnh: InternetMời độc giả xem video: Triệu chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ. Nguồn: VTV3
Con số thống kê chỉ ra, khoảng 70% người được hỏi thừa nhận từng trải qua hiện tượng bước hụt chân, rơi tự do khi bắt đầu chìm dần vào giấc ngủ. Ngoài cảm giác khó ngủ trở lại, nhiều người còn lo lắng liệu nó có liên quan gì tới bất thường ở não, tim.
Thực tế, cảm giác hụt chân khi ngủ còn được biết đến với tên gọi là “Hypnic Jerk”. Hiểu đơn giản là tình trạng cơ bắp bị co giật trong khi ngủ. Mặc dù cơ bị co giật xảy ra trên toàn cơ thể nhưng chúng ta thường có cảm giác rõ rệt ở chân.
Lý giải hiện tượng này, các nhà khoa học cho biết mọi phần cơ trong cơ thể người đều được điều khiển bởi các dây thần kinh sọ não. Khi dây thần kinh não bộ phát lệnh hành động, các cơ sẽ thực hiện các động tác tương ứng. Khi ngủ, hoạt động cơ bắp giảm, các cơ trên người ở trạng thái thả lỏng.
Tuy nhiên, các dây thần kinh não bộ không thư giãn hoàn toàn. Đôi khi, chúng sẽ đưa ra các lệnh yếu cho các cơ. Sau khi cơ tiếp nhận, chân tay sẽ run rẩy, co giật... khiến tình trạng căng thẳng chân tay được phục hồi. Thần kinh não bộ cũng hoạt động trở lại khiến chúng ta thức giấc.
Lý giải trên cho thấy hiện tượng hụt chân khi ngủ không liên quan gì đến các vấn đề về tim. Đây cũng không phải là dấu hiệu đột tử như nhiều người vẫn nghĩ.
Hiện tượng hụt chân khi ngủ thường xảy ra khi cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, thức khuya làm việc. Những yếu tố này khiến thần kinh luôn trong trạng thái căng thẳng. Ngay cả khi cơ thể chìm vào giấc ngủ thì não bộ cũng không được thư giãn hoàn toàn.
Nhìn chung, hiện tượng không gây hại cho cơ thể. Nó là một dạng biểu hiện sinh lý hoàn toàn bình thường giống như nấc cụt, giật mí mắt, hắt xì... Tuy nhiên, nếu hiện tượng hụt chân thường xuyên diễn ra kết hợp với những dấu hiệu bất thường như đau đầu, chóng mặt, tê bì chân tay thì cần đề cao cảnh giác về các vấn đề tim mạch, thần kinh, nội tiết...
Để tránh hiện tượng hụt chân khi ngủ, bạn nên hạn chế uống cà phê trước giờ đi ngủ. Nguyên nhân bởi nồng độ caffein cao khiến bạn khó có giấc ngủ sâu.
Không nên dùng điện thoại hay các thiết bị điện tử 2 tiếng trước khi ngủ.
Uống đủ nước, thường xuyên vận động thể chất để nâng cao sức khỏe.
Chú ý không gian ngủ yên tĩnh, thoáng mát, thoải mái và hạn chế ánh sáng.
Đặc biệt, chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất có ý nghĩa rất quan trọng. Việc thiếu các chất như magie, canxi, sắt sẽ khiến bạn có nguy cơ hụt chân khi ngủ cao hơn. Ảnh: Internet
Mời độc giả xem video: Triệu chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ. Nguồn: VTV3