Gặp ác mộng mồ hôi chân tay, chạy ngay đi mua lá lốt

Google News

Ra mồ hôi là hiện tượng bình thường giúp cơ thể hạ nhiệt. Tuy nhiên, một số người ra mồ hôi tay chân quá nhiều, rất bất tiện trong công việc và sinh hoạt hàng ngày.

Theo y học hiện đại, chứng ra mồ hôi tay chân là do rối loạn hệ thần kinh thực vật hay còn gọi là thần kinh giao cảm (có vai trò điều hòa thân nhiệt). Do đó có phương pháp cắt hoặc đốt hạch giao cảm là để điều trị ra mồ hôi. Tuy nhiên có nhiều trường hợp sau khi phẫu thuật cắt dây thần kinh giao cảm thì không thấy ra mồ hôi ở tay, chân nhưng xuất hiện ở những vị trí khác.
Gap ac mong mo hoi chan tay, chay ngay di mua la lot
Mồ hôi tay chân là biểu hiện của dương khí thoát ra ngoài - dương hư (Ảnh: Internet) 
Y học cổ truyền xem chứng ra mồ hôi chân tay là do phong thấp gây nên tình trạng thoát dương khí ra ngoài gọi là dương hư (dương hư sinh ngoại hàn) nên bàn chân, bàn tay lạnh; do đường dẫn khí ra các thần kinh ở tay, ở chân bị rối loạn hoặc tắc nghẽn. Ngoài ra còn do xúc động về tình chí (tâm lý) như: lo lắng, công việc quá căng thẳng, xúc động mạnh…
Bệnh ra mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân biểu hiện thường xuyên, có người mồ hôi chảy thành giọt. Bệnh biểu hiện nặng là mồ hôi toát ra liên tục (ra không tự chủ), một số trường hợp kèm theo ra mồ hôi nhiều ở da đầu hoặc toàn thân (Đông y gọi là tự hãn).
Trong y học cổ truyền có những bài thuốc chữa chứng ra mồ hôi tay mồ hôi chân rất hiệu quả, phổ biến nhất là dùng lá lốt.
Theo Đông y, lá lốt có vị cay, mùi thơm nồng, tính ấm đi vào các kinh vị, tỳ, gan, mật, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau).
Cách dùng lá lốt để trị mồ hôi tay chân:
Nhổ cây lá lốt lấy cả rễ, cắt bỏ phần ngọn, rửa thật sạch rễ, đem phơi cho tái đi, cắt thành từng khúc dài 10 cm.
Tách để riêng phần lá, thân và rễ, rồi đem sao vàng từng phần một. Cũng có thể sao chung, nhưng cho rễ vào sao trước rồi đến thân và cuối cùng là lá cho đến khi cả mẻ ngả màu vàng sẫm là được (có mùi thơm, không bị cháy đen), để nguội rồi trải lên nền đất sạch hoặc cho vào nồi đất chôn xuống đất (hạ thổ) để điều hòa âm dương. Lá lốt đã hạ thổ cho vào lọ kín bảo quản dùng dần.
Hàng ngày, lấy một nắm lá lốt 30g đã sao vàng cho vào 500ml nước đun sôi chừng 15 phút chắt lấy nước bỏ bã. Uống cả ngày như uống nước chè, mỗi ngày một ấm thuốc, uống liên tục trong vòng 7 ngày rồi ngừng 4 đến 5 ngày sau đó lại tiếp tục uống thuốc thêm một tuần nữa. Bạn sẽ thấy mồ hôi chân tay giảm nhiều. Cứ 6 tháng lặp lại một liệu trình.
Trường hợp bị nhẹ, không cần uống mà chỉ cần xông và ngâm bằng lá lốt cũng có hiệu quả.
Cách làm như sau: dùng lá lốt cắt cả cây, cây già một chút thì tốt hơn, cắt sát đất, lấy cả phần rễ trên mặt đất, đem về rửa sạch, chặt nhỏ (5 – 10cm) không cần hạ thổ, cho 100g vào 1 lít nước nấu sôi khoảng 15 phút, bắc xuống, để 1 tấm lưới lên trên nồi đã mở nắp rồi xông hơi nóng lần lượt từ tay đến chân. Xông đến khi nước trong nồi nguội bớt thì ngâm chân tay vào nồi nước ấm đó (mỗi lần khoảng 30 phút, mỗi ngày làm 1 lần).
Ngoài ra, cũng có thể dùng lá lốt cuốn thịt, làm chả, nấu canh… Ngoài việc trị mồ hôi chân mồ hôi tay, lá lốt còn có nhiều công dụng khác rất tốt cho sức khỏe, ví dụ như dùng cho các trường hợp đau bụng lạnh gây nôn thổ, tiêu chảy, hội chứng lỵ trên cơ địa hư hàn, đau đầu, đau răng, chán ăn đầy bụng, đau nhức xương khớp khi trời lạnh, mụn nhọt lâu liền miệng…
Theo ĐKN

>> xem thêm

Bình luận(0)