Ép con ngủ trưa, mẹ khóc nghẹn khi gặp bác sĩ

Google News

Giấc ngủ ngắn buổi trưa giúp cơ thể tỉnh táo hơn trong các hoạt động buổi chiều. Vậy nhưng, ngủ trưa “cưỡng bức” lại ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ.

Chất lượng cuộc sống ngày càng cao, nhiều bậc phụ huynh rất chú ý đến dinh dưỡng để con phát triển chiều cao tối ưu. Tuy vậy, dinh dưỡng chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng chiều cao của trẻ. Thói quen sinh hoạt, chất lượng giấc ngủ cũng có tác động không nhỏ trong nỗ lực thúc chiều cao.
Về tác động của giấc ngủ đến chiều cao, ngoài chất lượng giấc ngủ ban đêm, giấc ngủ buổi trưa cũng ảnh hưởng rất lớn. Dưới đây là câu chuyện có thực của Tiểu Phi được Sohu đăng tải.
Theo đó, Tiểu Phi có con nhỏ, công việc bận rộn nên gửi bé cho bà nội chăm sóc. Một thời gian sau, công việc ổn định hơn thì Tiểu Phi về quê đón con.
Mới thời gian ngắn không gặp, Tiểu Phi thấy con phổng phao hẳn. Nhìn con cao lớn, Tiểu Phi rất vui, hỏi mẹ chồng bí quyết chăm trẻ. Trước câu hỏi của con dâu, mẹ chồng trả lời bản thân không có bí quyết gì đặc biệt, chỉ căn cho trẻ ăn ngủ đúng giờ. Đồ ăn, sữa uống của bé đều do mẹ gửi từ thành phố về, bà cho ăn đúng như con dâu dặn dò.
Thấy mẹ chồng trả lời như vậy, Tiểu Phi không hỏi thêm nhưng trong lòng nghĩ là bà không muốn tiết lộ. Cô thầm nhủ về nhà sẽ chăm con thật chu đáo, để mẹ chồng thấy mình nuôi con không hề thua kém.
Ep con ngu trua, me khoc nghen khi gap bac si
 Ép con ngủ trưa, Tiểu Phi không ngờ đây là lý do khiến chiều cao của trẻ không phát triển tối đa. (Ảnh: Sohu)
Nghĩ là làm, hàng ngày, Tiểu Phi đều cho con ăn bổ dưỡng. Đặc biệt, cô rất quan tâm đến giấc ngủ, thường ép con ngủ trưa. Dù trẻ muốn hay không, Tiểu Phi đều khăng khăng ép con ngủ trưa ít nhất một giờ mỗi ngày.
Dốc lòng chăm con, vậy nhưng suốt thời gian dài, đứa trẻ không cao thêm chút nào. So với bạn bè cùng lứa, con Tiểu Phi thậm chí còn thấp hơn. Cảm thấy bất thường, cô đưa con đi khám.
Tại đây, bác sĩ cho biết chính việc ép con ngủ trưa đã ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ. Khi ở với bà nội, con Tiểu Phi ngủ trưa với thời gian phù hợp. Điều này giúp cơ thể tiết ra lượng lớn hormone tăng trưởng, ảnh hưởng tích cực đến quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ.
Trong khi đó, Tiểu Phi ép con ngủ trưa dù trẻ không hề muốn ngủ. Kiểu giấc ngủ trưa “cưỡng bức” như vậy không tốt cho trẻ.
Theo bác sĩ, ngủ trưa rất cần thiết để cơ thể đủ tỉnh táo ở các hoạt động tiếp theo trong ngày. Tuy nhiên, việc ngủ trưa thời gian dài lại không tốt chút nào. Thực tế, sau 30 phút là cơ thể sẽ bước vào giấc ngủ sâu. Bị đánh thức sau đó sẽ nảy sinh tâm lý phản kháng, ảnh hưởng tâm trạng suốt buổi chiều.
Hơn nữa, thời gian ngủ trưa kéo dài còn khiến trẻ ngủ muộn, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm. Đây cũng là nguyên nhân sâu xa của chứng chậm phát triển não bộ, rối loạn phát triển chiều cao của em bé.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ, cụ thể:
Trẻ thiếu thốn tình cảm của bố mẹ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, rối loạn tâm trạng ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao của trẻ. Theo đó, những trẻ được yêu thương từ bố mẹ sẽ cao lớn hơn những trẻ thiếu vắng tình mẫu tử. Điều này bắt nguồn từ việc trẻ được yêu thương sẽ cảm thấy an tâm hơn, nhờ vậy chất lượng giấc ngủ tốt hơn, tác động tích cực đến hormone tăng trưởng, giúp trẻ cao lớn mỗi ngày.
Yếu tố tâm lý. Chuyên gia tâm lý học trẻ em Daniel Pais đến từ Viện Tâm lý New York chỉ ra, lo lắng và căng thẳng ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Những lo lắng này có thể bắt nguồn từ mối quan hệ giữa trẻ và cha mẹ, ngoại hình, kinh tế gia đình...
Thiếu hụt dinh dưỡng. Dinh dưỡng là nguyên liệu quan trọng để xây dựng chiều cao của trẻ. Để con phát triển tối đa, bố mẹ nên cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày, cho trẻ ăn đúng giờ. Đặc biệt, chú ý bổ sung các nguyên tố như canxi, phốt pho nếu trẻ có dấu hiệu thiếu hụt.
Trẻ dậy thì sớm. Thời điểm dậy thì có thể trẻ cao hơn so với các bạn cùng độ tuổi. Vậy nhưng, dậy thì sớm làm cho các khớp xương bị đóng sớm hơn bình thường, rút ngắn thời gian sinh trưởng, từ đó ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ khi trưởng thành.

Mời độc giả xem thêm video: Triệu chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ (Nguồn video: VTV)

Định Tâm (Theo SH)

>> xem thêm

Bình luận(0)