Ngân hàng não tại Trường Cao đẳng Hoàng gia London hiện là đơn vị lớn nhất trong tổng số 12 ngân hàng não của Anh với khoảng 1.650 mẫu vật để gửi cho các nhà nghiên cứu cần tế bào não. Khi não được đưa đến ngân hàng, một nửa được đông lạnh và một nửa được "cố định" tức ngâm hóa chất để bảo quản vĩnh viễn.Phần đông lạnh được cắt thành khoanh hoặc cắt mỏng rồi chụp ảnh trước khi cho vào những hộp đông lạnh lớn tới khi có yêu cầu xin mẫu vật não. Ngân hàng này do tổ chức từ thiện Parkinson và Hội đa xơ cứng của Anh tài trợ với hy vọng việc nghiên cứu các tế bào sống có thể mang lại đột phá trong y học.Ông Steve Gentlemen, một giáo sư về bệnh học thần kinh, là người điều hành ngân hàng này đang thực hiện công việc hàng ngày là cắt não. Khi não đã qua quá trình cố định, nó "cứng giống như hoa quả và khi cắt có cảm giác như đang cắt dưa hấu" - ông cho biết.Não chỉ có thể dùng được khi được đưa đến ngân hàng trong vòng 48 giờ sau khi người hiến tặng qua đời. Trước khi được cố định, não được đựng trong những hộp Tupperware như thế này. "Nếu không đảm bảo khung thời gian 48 giờ thì não sẽ trở nên vô dụng vì sau đó não không còn là một khối nguyên vẹn" - giáo sư Steven cho biết thêm.Sau quá trình cố định, màu sắc của não không còn là màu xám hồng và có dạng thạch nguyên thủy nữa mà cứng hơn và có màu nâu vàng.Não được ngâm hóa chất được đựng trong những hộp nhựa và chỉ cần bảo quản ở nhiệt độ phòng để sẵn sàng gửi đi.Bốn tuần sau khi được cố định, giáo sư Steven bắt đầu tiến hành cắt não. Ông cũng chính là người viết báo cáo gửi bác sĩ và thân nhân người hiến tặng não trước khi gửi não cho các nhà nghiên cứu.Trong khi ông thực hiện công việc cắt, một chuyên gia thần kinh khác sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ bệnh nhân để biết các triệu chứng bệnh và các loại thuốc mà người hiến tặng đã dùng.Là người có trình độ chuyên môn, ông có thể quan sát những thay đổi trên não để suy đoán về loại bệnh là người hiến tặng mắc phải.Giáo sư Steven hy vọng một đột phá trong y học nào đó sẽ được tạo ra từ những mẫu vật của ông."Đôi khi không thể biết một người mắc bệnh gì cho đến khi nhìn vào bộ não". Chẳng hạn như bệnh Parkinson khá dễ nhận ra vì não thiếu đi một số tế bào màu đen.Ông vẫn đang kêu gọi mọi người hiến tặng não để có thể có nhiều mẫu vật hơn nữa phục vụ thí nghiệm, kể cả não của những người không mắc bệnh để làm cơ sở so sánh.
Ngân hàng não tại Trường Cao đẳng Hoàng gia London hiện là đơn vị lớn nhất trong tổng số 12 ngân hàng não của Anh với khoảng 1.650 mẫu vật để gửi cho các nhà nghiên cứu cần tế bào não. Khi não được đưa đến ngân hàng, một nửa được đông lạnh và một nửa được "cố định" tức ngâm hóa chất để bảo quản vĩnh viễn.
Phần đông lạnh được cắt thành khoanh hoặc cắt mỏng rồi chụp ảnh trước khi cho vào những hộp đông lạnh lớn tới khi có yêu cầu xin mẫu vật não. Ngân hàng này do tổ chức từ thiện Parkinson và Hội đa xơ cứng của Anh tài trợ với hy vọng việc nghiên cứu các tế bào sống có thể mang lại đột phá trong y học.
Ông Steve Gentlemen, một giáo sư về bệnh học thần kinh, là người điều hành ngân hàng này đang thực hiện công việc hàng ngày là cắt não. Khi não đã qua quá trình cố định, nó "cứng giống như hoa quả và khi cắt có cảm giác như đang cắt dưa hấu" - ông cho biết.
Não chỉ có thể dùng được khi được đưa đến ngân hàng trong vòng 48 giờ sau khi người hiến tặng qua đời. Trước khi được cố định, não được đựng trong những hộp Tupperware như thế này. "Nếu không đảm bảo khung thời gian 48 giờ thì não sẽ trở nên vô dụng vì sau đó não không còn là một khối nguyên vẹn" - giáo sư Steven cho biết thêm.
Sau quá trình cố định, màu sắc của não không còn là màu xám hồng và có dạng thạch nguyên thủy nữa mà cứng hơn và có màu nâu vàng.
Não được ngâm hóa chất được đựng trong những hộp nhựa và chỉ cần bảo quản ở nhiệt độ phòng để sẵn sàng gửi đi.
Bốn tuần sau khi được cố định, giáo sư Steven bắt đầu tiến hành cắt não. Ông cũng chính là người viết báo cáo gửi bác sĩ và thân nhân người hiến tặng não trước khi gửi não cho các nhà nghiên cứu.
Trong khi ông thực hiện công việc cắt, một chuyên gia thần kinh khác sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ bệnh nhân để biết các triệu chứng bệnh và các loại thuốc mà người hiến tặng đã dùng.
Là người có trình độ chuyên môn, ông có thể quan sát những thay đổi trên não để suy đoán về loại bệnh là người hiến tặng mắc phải.
Giáo sư Steven hy vọng một đột phá trong y học nào đó sẽ được tạo ra từ những mẫu vật của ông.
"Đôi khi không thể biết một người mắc bệnh gì cho đến khi nhìn vào bộ não". Chẳng hạn như bệnh Parkinson khá dễ nhận ra vì não thiếu đi một số tế bào màu đen.
Ông vẫn đang kêu gọi mọi người hiến tặng não để có thể có nhiều mẫu vật hơn nữa phục vụ thí nghiệm, kể cả não của những người không mắc bệnh để làm cơ sở so sánh.