Đọt choại: Nếu đã nghe danh về rau choại thì đến Hậu Giang là cơ hội để mọi người thưởng thức đặc sản hoang dại này. Hậu Giang chính là xứ sở của loài dây leo thuộc họ dương xỉ có nhiều chất sắt mà nhiều người tìm kiếm. Dọc theo con đường quốc lộ rất hay bày bán rau đọt choại nên khá dễ mua.Để thưởng thức đặc sản Hậu Giang dân dã, người ta sẽ vào các khu vực rừng hay ven sông để chọn những đọt non của dây choại để hái. Phần đọt của nó khá mảnh, đầu uốn cong nhìn rất giống dương xỉ. Hái vào mùa mưa thì đọt non hơn, không có vị chát như mùa nắng. Dùng rau này ăn sống, luộc, nấu canh hay xào đều rất ngon.Thông thường, người dân Hậu Giang thích rửa sạch ăn sống để cảm nhận vị giòn giòn, hơi chát của đọt non; sau đó mới là luộc chín để chấm nước tương chấm chao. Nấu canh chua với cá rô hay xào thịt cũng rất đặc biệt, giúp món ăn tăng thêm hương vị. Nói chung, mua được mớ đọt choại là bạn đã tìm được một loại rau quý, đổi khẩu vị bữa cơm, bổ sung chất dinh dưỡng cho gia đình.Sỏi mầm: Thoạt đầu nghe qua tưởng thành phần chính của món ăn là sỏi thật, song thật ra tên gọi lạ này xuất phát từ công thức chế biến. Viên sỏi ở đây đóng vai trò quan trọng: bếp nướng thực phẩm, còn nguyên liệu chính là thịt heo rừng. Người ta chọn ba hoặc bốn viên sỏi cuội rửa sạch và đem nung nóng.Lấy chiếc đĩa to bày bắp cải, các loại rau sống, ớt, rau thơm rung quanh sau đó đặt sỏi vừa nung vào giữa. Thịt heo rừng sẽ được thái thật mỏng ướp gia vị để riêng trong đĩa khác. Khi ăn, lấy từng miếng thịt dải lên trên viên sỏi, sức nóng của sỏi làm miếng thịt săn lại không khác gì bếp than. Thịt chín, cuốn với các loại rau rồi chấm với chén nước mắm chua ngọt ăn kèm.Thường các món nướng hay có khói và cháy nhưng dùng sỏi nướng thực khách có thể ung dung thong thả thưởng thức món ăn. Đặc biệt, vị thịt heo rừng nướng trên sỏi mầm nung nóng lại có vị rất đặc biệt. Nó mang hương vị hoang dã của rừng núi, đem lại cảm giác mới lạ cho người dùng. Đặc sản này làm quà có phần hơi bất tiện nhưng nếu chịu khó thì sẽ được đền đáp xứng đáng.Bún gỏi dà: Nếu một lần ghé thăm Hậu Giang du khách nhớ thưởng thức món bún gỏi dà, nhìn sơ qua thì có thể nhầm với món mắm bởi nguyên liệu chính cho món ăn này là mắm cá linh. Bún gỏi dà phải ăn chung với tép thì mới thưởng thức trọn vẹn hương vị của tô bún.Bát bún gỏi dà còn hấp dẫn với tôm đỏ tươi, sườn non, thịt ba chỉ thái nhỏ, giá chần, nước lèo xâm xấp mặt cùng một ít rau xanh bên trên. Khi ăn cho ít tương xay, đậu phộng vào nữa là tuyệt cú mèo.Nước lèo đậm đà, thoang thoảng vị chua của me, cái béo bùi của tương xay đậu phộng làm bạn khó quên được hương vị. Bún gỏi dà chua ngọt có thể ăn ghém cùng với rau muống và bông chuối bào. Đặc biệt không thể thiếu hẹ và bát nước cốt mắm cá linh nguyên chất thơm và đậm đà.Ốc len xào dừa là một món ăn quen thuộc, dân dã của người dân Hậu Giang. Với nguyên liệu chế biến dễ tìm, quen thuộc, cách sơ chế đơn giản, mang đậm hương vị quê hương, ốc len xào dừa ngày càng hấp dẫn nhiều thực khách hơn.Ốc len còn có tên gọi khác là Linh Hoa, là một loài ốc biển tự nhiên, sống ở những cánh rừng ngập mặn hay ven các bồi bãi. Ốc len sống chủ yếu ở các tỉnh miền tây đặc biệt là các tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ. Ốc len xào dừa sử dụng nước cốt dừa để nấu thay cho dầu mỡ, dầu dừa thấm vào thịt ốc tạo nên vị ngọt hấp dẫn.Du khách có thể dễ dàng thưởng thức món ốc len xào dừa tại hầu hết các nhà hàng và quán ăn ven bờ biển. Ăn ốc len, thực khách phải dùng tay chứ không gắp bằng đũa được. Khi miếng thịt ốc vừa vào miệng, lập tức vị ngọt lịm, thơm lừng lan tỏa. Lẫn trong đó là vị cay của rau răm, vị béo của nước cốt dừa cùng vị của muối tiêu chanh, làm người ăn không thể nào cưỡng lại. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video "Về Xứ Dừa Thưởng Thức Món Ngon". Nguồn: VTV.
Đọt choại: Nếu đã nghe danh về rau choại thì đến Hậu Giang là cơ hội để mọi người thưởng thức đặc sản hoang dại này. Hậu Giang chính là xứ sở của loài dây leo thuộc họ dương xỉ có nhiều chất sắt mà nhiều người tìm kiếm. Dọc theo con đường quốc lộ rất hay bày bán rau đọt choại nên khá dễ mua.
Để thưởng thức đặc sản Hậu Giang dân dã, người ta sẽ vào các khu vực rừng hay ven sông để chọn những đọt non của dây choại để hái. Phần đọt của nó khá mảnh, đầu uốn cong nhìn rất giống dương xỉ. Hái vào mùa mưa thì đọt non hơn, không có vị chát như mùa nắng. Dùng rau này ăn sống, luộc, nấu canh hay xào đều rất ngon.
Thông thường, người dân Hậu Giang thích rửa sạch ăn sống để cảm nhận vị giòn giòn, hơi chát của đọt non; sau đó mới là luộc chín để chấm nước tương chấm chao. Nấu canh chua với cá rô hay xào thịt cũng rất đặc biệt, giúp món ăn tăng thêm hương vị. Nói chung, mua được mớ đọt choại là bạn đã tìm được một loại rau quý, đổi khẩu vị bữa cơm, bổ sung chất dinh dưỡng cho gia đình.
Sỏi mầm: Thoạt đầu nghe qua tưởng thành phần chính của món ăn là sỏi thật, song thật ra tên gọi lạ này xuất phát từ công thức chế biến. Viên sỏi ở đây đóng vai trò quan trọng: bếp nướng thực phẩm, còn nguyên liệu chính là thịt heo rừng. Người ta chọn ba hoặc bốn viên sỏi cuội rửa sạch và đem nung nóng.
Lấy chiếc đĩa to bày bắp cải, các loại rau sống, ớt, rau thơm rung quanh sau đó đặt sỏi vừa nung vào giữa. Thịt heo rừng sẽ được thái thật mỏng ướp gia vị để riêng trong đĩa khác. Khi ăn, lấy từng miếng thịt dải lên trên viên sỏi, sức nóng của sỏi làm miếng thịt săn lại không khác gì bếp than. Thịt chín, cuốn với các loại rau rồi chấm với chén nước mắm chua ngọt ăn kèm.
Thường các món nướng hay có khói và cháy nhưng dùng sỏi nướng thực khách có thể ung dung thong thả thưởng thức món ăn. Đặc biệt, vị thịt heo rừng nướng trên sỏi mầm nung nóng lại có vị rất đặc biệt. Nó mang hương vị hoang dã của rừng núi, đem lại cảm giác mới lạ cho người dùng. Đặc sản này làm quà có phần hơi bất tiện nhưng nếu chịu khó thì sẽ được đền đáp xứng đáng.
Bún gỏi dà: Nếu một lần ghé thăm Hậu Giang du khách nhớ thưởng thức món bún gỏi dà, nhìn sơ qua thì có thể nhầm với món mắm bởi nguyên liệu chính cho món ăn này là mắm cá linh. Bún gỏi dà phải ăn chung với tép thì mới thưởng thức trọn vẹn hương vị của tô bún.
Bát bún gỏi dà còn hấp dẫn với tôm đỏ tươi, sườn non, thịt ba chỉ thái nhỏ, giá chần, nước lèo xâm xấp mặt cùng một ít rau xanh bên trên. Khi ăn cho ít tương xay, đậu phộng vào nữa là tuyệt cú mèo.
Nước lèo đậm đà, thoang thoảng vị chua của me, cái béo bùi của tương xay đậu phộng làm bạn khó quên được hương vị. Bún gỏi dà chua ngọt có thể ăn ghém cùng với rau muống và bông chuối bào. Đặc biệt không thể thiếu hẹ và bát nước cốt mắm cá linh nguyên chất thơm và đậm đà.
Ốc len xào dừa là một món ăn quen thuộc, dân dã của người dân Hậu Giang. Với nguyên liệu chế biến dễ tìm, quen thuộc, cách sơ chế đơn giản, mang đậm hương vị quê hương, ốc len xào dừa ngày càng hấp dẫn nhiều thực khách hơn.
Ốc len còn có tên gọi khác là Linh Hoa, là một loài ốc biển tự nhiên, sống ở những cánh rừng ngập mặn hay ven các bồi bãi. Ốc len sống chủ yếu ở các tỉnh miền tây đặc biệt là các tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ. Ốc len xào dừa sử dụng nước cốt dừa để nấu thay cho dầu mỡ, dầu dừa thấm vào thịt ốc tạo nên vị ngọt hấp dẫn.
Du khách có thể dễ dàng thưởng thức món ốc len xào dừa tại hầu hết các nhà hàng và quán ăn ven bờ biển. Ăn ốc len, thực khách phải dùng tay chứ không gắp bằng đũa được. Khi miếng thịt ốc vừa vào miệng, lập tức vị ngọt lịm, thơm lừng lan tỏa. Lẫn trong đó là vị cay của rau răm, vị béo của nước cốt dừa cùng vị của muối tiêu chanh, làm người ăn không thể nào cưỡng lại. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video "Về Xứ Dừa Thưởng Thức Món Ngon". Nguồn: VTV.