“Vũ nữ chân dài” hay “kiều nữ và đại gia” là cái tên mỹ miều người dân miền Tây đặt cho khô nhái do hình ảnh giàu tính liên tưởng của chúng. (Ảnh minh họa)Được biết, khô nhái có nguồn gốc từ Campuchia, được người dân miền Tây học hỏi chế biến, giới thiệu nên ngày càng được biết đến rộng rãi.Nguyên liệu chính để làm khô nhái là những chú nhái cơm nhỏ, thịt ngọt, săn chắc, được soi bắt ngoài tự nhiên.Điều đáng bàn, nhái cơm chỉ sống tự nhiên, không nuôi được nên sản lượng đặc sản An Giang này phụ thuộc vào tự nhiên và thời tiết, giá cũng không hề rẻ. Trung bình, khô nhái có giá dao động từ 400.000 - 900.000 đồng, tùy thời điểm. Trong đó, giá khô nhái khai thác từ tháng 6 trở đi thường tăng do chất lượng lúc này là ngon nhất.Chọn nhái nguyên liệu đã kỳ công, quá trình làm khô nhái cũng vô cùng tỉ mỉ. Cụ thể, nhái cơm sẽ được bỏ đầu, lột da, làm sạch rồi tẩm ướp tiêu, muối, ớt và một số gia vị đặc biệt của miền Tây, xếp từng con ngay ngắn để tạo hình rồi đem phơi. Sau khi phơi chừng 1-2 nắng, nhái khô “quắt” lại bằng ngón tay là có thể chế biến thành món ngon.Một trong những đặc sản “vũ nữ chân dài” dân nhậu mê tít là khô nhái chiên dầu. Đây là cách làm phổ biến nhất. Mặc dù chế biến đơn giản song khô nhái vẫn dễ dàng “lấy lòng” thực khách bởi vừa thơm vừa giòn, ngọt dịu, cay cay, beo béo tạo nên mùi vị rất đặc trưng của miền Tây sông nước.Khi thưởng thức khô nhái, người dùng nên nhai chậm, kỹ cả xương và thịt để cảm nhận trọn vị bùi béo, ngọt đượm của món ăn.Khô nhái chiên giòn có thể chấm với tương ớt, nước chấm pha theo công thức riêng song tuyệt hảo nhất là khi kết hợp với mắm me, tạo nên hương vị chua - cay - mặn - ngọt hòa quyện.Khô nhái cháy tỏi cũng là món thường xuất hiện trên bàn nhậu. “Vũ nữ chân dài” chiên nóng kiểu này có vị giòn ngọt, đượm mùi tỏi càng ăn càng cuốn.Khô nhái chiên với mắm me hoặc nước mắm cũng giúp làm dậy lên vị thơm ngon của nguyên liệu. So với cách chiên giòn, khô nhái chiên mắm được đánh giá chắc ngọt, đượm vị nhờ những gia vị đi kèm.Không quá cầu kì, khô nhái chiên mắm chỉ cần ăn kèm với dưa leo, rau thơm cũng giúp thực khách tận hưởng vị đặc sản hương đồng gió nội.Khô nhái nướng sa tế là gợi ý không nên bỏ qua cho những người có thể ăn cay. Chế biến món này, đầu bếp chỉ cần tẩm ướp nhái khô với hỗn hợp sa tế pha loãng, nước, mắm me và chút đường, nướng qua trên bếp than là có thể thưởng thức.Mời độc giả xem thêm video: Lạp sườn Cao Bằng - đặc sản vùng Đông Bắc. (Nguồn video: VTV24)
“Vũ nữ chân dài” hay “kiều nữ và đại gia” là cái tên mỹ miều người dân miền Tây đặt cho khô nhái do hình ảnh giàu tính liên tưởng của chúng. (Ảnh minh họa)
Được biết, khô nhái có nguồn gốc từ Campuchia, được người dân miền Tây học hỏi chế biến, giới thiệu nên ngày càng được biết đến rộng rãi.
Nguyên liệu chính để làm khô nhái là những chú nhái cơm nhỏ, thịt ngọt, săn chắc, được soi bắt ngoài tự nhiên.
Điều đáng bàn, nhái cơm chỉ sống tự nhiên, không nuôi được nên sản lượng đặc sản An Giang này phụ thuộc vào tự nhiên và thời tiết, giá cũng không hề rẻ. Trung bình, khô nhái có giá dao động từ 400.000 - 900.000 đồng, tùy thời điểm. Trong đó, giá khô nhái khai thác từ tháng 6 trở đi thường tăng do chất lượng lúc này là ngon nhất.
Chọn nhái nguyên liệu đã kỳ công, quá trình làm khô nhái cũng vô cùng tỉ mỉ. Cụ thể, nhái cơm sẽ được bỏ đầu, lột da, làm sạch rồi tẩm ướp tiêu, muối, ớt và một số gia vị đặc biệt của miền Tây, xếp từng con ngay ngắn để tạo hình rồi đem phơi. Sau khi phơi chừng 1-2 nắng, nhái khô “quắt” lại bằng ngón tay là có thể chế biến thành món ngon.
Một trong những đặc sản “vũ nữ chân dài” dân nhậu mê tít là khô nhái chiên dầu. Đây là cách làm phổ biến nhất. Mặc dù chế biến đơn giản song khô nhái vẫn dễ dàng “lấy lòng” thực khách bởi vừa thơm vừa giòn, ngọt dịu, cay cay, beo béo tạo nên mùi vị rất đặc trưng của miền Tây sông nước.
Khi thưởng thức khô nhái, người dùng nên nhai chậm, kỹ cả xương và thịt để cảm nhận trọn vị bùi béo, ngọt đượm của món ăn.
Khô nhái chiên giòn có thể chấm với tương ớt, nước chấm pha theo công thức riêng song tuyệt hảo nhất là khi kết hợp với mắm me, tạo nên hương vị chua - cay - mặn - ngọt hòa quyện.
Khô nhái cháy tỏi cũng là món thường xuất hiện trên bàn nhậu. “Vũ nữ chân dài” chiên nóng kiểu này có vị giòn ngọt, đượm mùi tỏi càng ăn càng cuốn.
Khô nhái chiên với mắm me hoặc nước mắm cũng giúp làm dậy lên vị thơm ngon của nguyên liệu. So với cách chiên giòn, khô nhái chiên mắm được đánh giá chắc ngọt, đượm vị nhờ những gia vị đi kèm.
Không quá cầu kì, khô nhái chiên mắm chỉ cần ăn kèm với dưa leo, rau thơm cũng giúp thực khách tận hưởng vị đặc sản hương đồng gió nội.
Khô nhái nướng sa tế là gợi ý không nên bỏ qua cho những người có thể ăn cay. Chế biến món này, đầu bếp chỉ cần tẩm ướp nhái khô với hỗn hợp sa tế pha loãng, nước, mắm me và chút đường, nướng qua trên bếp than là có thể thưởng thức.
Mời độc giả xem thêm video: Lạp sườn Cao Bằng - đặc sản vùng Đông Bắc. (Nguồn video: VTV24)