1. Chỉ số BMI
Chỉ số khối cơ thể (BMI) cho bạn biết mình gầy hay béo, dựa trên phép đo chiều cao của bạn trong mối tương quan với trọng lượng. Tuy nhiên, chỉ số BMI không phải lúc nào cũng đúng, bởi nó còn phụ thuộc vóc dáng, chủng tộc, khối lượng cơ. 2. Kích thước vòng eo
Bất kể chiều cao của bạn là bao nhiêu, nếu vòng eo của bạn lớn hơn 40 inch (101cm) hoặc 35 inch (88,9cm) đối với phụ nữ không mang thai, bên cạnh việc cần kích thước quần rộng hơn, bạn có nhiều khả năng bị bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường, ngưng thở khi ngủ và ung thư đại trực tràng. 3. Huyết áp
Lý tưởng nhất là chỉ số huyết áp tâm thu (chỉ số trên) ở mức thấp hơn 120, và huyết áp tâm trương (chỉ số dưới) thấp hơn mức 80. Khi các con số này cao hơn 130 và 80 có thể bạn bị huyết áp cao. Bạn có thể không có bất kỳ triệu chứng nào, nhưng huyết áp cao có thể gây vấn đề về tim mạch, nó cũng có thể gây ra vấn đề với thận, mắt và đời sống tình dục. 4. Đường huyết
Khi bạn khỏe mạnh, chỉ số đường huyết phải dưới 100 mg/dL trước khi ăn và ít hơn 140 mg/dL một vài giờ sau ăn. Mức đường huyết cao có thể dẫn đến tổn thương lâu dài cho tim, mạch máu và thận. 5. Chỉ số lipid
Bộ xét nghiệm này đo lường các loại chất béo khác nhau trong máu của bạn: cholesterol "xấu" (LDL), cholesterol "tốt" (HDL) và chất béo trung tính. Nguyên tắc chung là tổng số điểm cholesterol phải nhỏ hơn 200 mg/dL. Tốt nhất là HDL khoảng 60 mg/dL và chất béo trung tính dưới 150 mg/dL. Mức độ không lành mạnh có thể dẫn đến động mạch bị hẹp hoặc bị tắc nghẽn, đau tim và đột quỵ. 6. Tập thể dục
Bạn nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần, tập thể dục nhẹnhàng như đi bộ hoặc làm vườn. Nếu bạn chia nhỏ hoạt động cho cả ngày thì tốt nhất mỗi lần vận động cũng phải ít nhất 10 phút. Hai tuần một lần nên vận động cơ bắp tích cực bởi cơ bắp cũng đốt nhiều calo hơn chất béo, ngay cả khi nghỉ ngơi. 7. Thời gian ngồi
Ngồi cả ngày không hề tốt. Khi bạn ngồi yên, sự trao đổi chất của cơ thể sẽ chậm lại, vì vậy bạn đốt ít calo hơn. Cơ và khớp cứng lại, và lưng có thể bị đau. Đừng ngồi yên quá 30 phút. Hãy đứng dậy vươn vai và đi bộ vài bước. 8. Đếm bước
Bạn đã nghe nói 10.000 bước mỗi ngày để cải thiện sức khỏe và tâm trạng của bạn? Tuy nhiên, số bước đi mỗi ngày ở khoảng 4.000 - 18.000 bước là đủ đảm bảo hoạt động vừa phải mỗi ngày. Hãy sử dụng ứng dụng điện thoại thông minh hoặc đồng hồ theo dõi tập thể dục để giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. 9. Thời gian ngủ
Người trưởng thành cần 7 đến 9 giờ ngủ mỗi đêm. Cơ thể chúng ta sử dụng thời gian đó để sửa chữa các mô, tạo ra kích thích tố và phát triển cơ bắp. Bộ não của chúng ta sử dụng nó để xử lý thông tin và lưu các thông tin thu được trong ngày vào ký ức. 10. Thời gian xem điện thoại
Giới hạn bản thân tối đa 2 tiếng mỗi ngày không liên quan đến công việc hoặc học tập. Trong đó bao gồm cả thời gian sử dụng điện thoại thông minh. Quá nhiều thời gian dán vào thiết bị đó đã dẫn đến một tình trạng đau lưng, cổ và vai. Ánh sáng màn hình điện thoại có thể gây rối với giấc ngủ của bạn. 11. Nước
Dừng chờ khát mới uống nước. Hãy uống ít nhất một ly nước vào thời gian giữa các bữa ăn. Bạn có thể cần nhiều hơn nếu thời tiết nóng hoặc khô, hoặc khi bạn đang mang thai. Uống trước và trong khi tập thể dục và trong vòng 30 phút sau đó. 12. Trái cây mỗi ngày
Người từ 30 tuổi trở xuống nên ăn/uống 2 phần trái cây mỗi ngày. Một phần là bao nhiêu: Một quả táo, một quả chuối lớn, một quả lê vừa, 8 quả dâu tây lớn, hoặc 1/2 chén trái cây sấy khô. Nếu bạn năng động hơn, bạn có thể ăn nhiều hơn vì bạn đang đốt cháy thêm calo. Trái cây có rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, kali, chất xơ và axit folic. 13. Rau mỗi ngày
Bạn cần nhiều rau hơn trái cây: 2-3 phần một ngày, tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính của bạn. hãy ưu tiên rau củ màu xanh đậm (bông cải xanh, cải bó xôi, cải xoăn), đỏ và cam (cà chua, ớt đỏ, cà rốt, khoai lang) và các rau củ khác như ngô, khoai tây, đậu xanh, đậu Hà Lan, bắp cải, hành tây, bí xanh, súp lơ, nấm. 14. Rượu
Hãy chú ý kiểm duyệt mức uống các chất cồn tối đa mỗi ngày ở mức 1 ly (tương đương 145ml rượu vang hoặc 350ml bia, hoặc 44ml rượu) đối với nữ giới và 2 ly với nam giới. Hãy nhớ hơn 4 ly một ngày hoặc 14 ly trong một tuần đối với nam giới, 3 trong một ngày hoặc 7 trong một tuần đối với phụ nữ, có thể gây hại cho gan, thận, tim và có thể làm tổn thương em bé nếu bạn đang mang thai 15. Thuốc lá
Tốt nhất là không điếu nào. Thuốc lá gây tử vong nhiều hơn HIV, ma túy, rượu, tai nạn xe hơi, và sự cố do súng cộng lại. Ngay cả khi bạn hút ít hơn 5 điếu thuốc mỗi ngày, bạn có thể có những dấu hiệu sớm của bệnh tim và các vấn đề sức khỏe khác.
1. Chỉ số BMI
Chỉ số khối cơ thể (BMI) cho bạn biết mình gầy hay béo, dựa trên phép đo chiều cao của bạn trong mối tương quan với trọng lượng. Tuy nhiên, chỉ số BMI không phải lúc nào cũng đúng, bởi nó còn phụ thuộc vóc dáng, chủng tộc, khối lượng cơ.
2. Kích thước vòng eo
Bất kể chiều cao của bạn là bao nhiêu, nếu vòng eo của bạn lớn hơn 40 inch (101cm) hoặc 35 inch (88,9cm) đối với phụ nữ không mang thai, bên cạnh việc cần kích thước quần rộng hơn, bạn có nhiều khả năng bị bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường, ngưng thở khi ngủ và ung thư đại trực tràng.
3. Huyết áp
Lý tưởng nhất là chỉ số huyết áp tâm thu (chỉ số trên) ở mức thấp hơn 120, và huyết áp tâm trương (chỉ số dưới) thấp hơn mức 80. Khi các con số này cao hơn 130 và 80 có thể bạn bị huyết áp cao. Bạn có thể không có bất kỳ triệu chứng nào, nhưng huyết áp cao có thể gây vấn đề về tim mạch, nó cũng có thể gây ra vấn đề với thận, mắt và đời sống tình dục.
4. Đường huyết
Khi bạn khỏe mạnh, chỉ số đường huyết phải dưới 100 mg/dL trước khi ăn và ít hơn 140 mg/dL một vài giờ sau ăn. Mức đường huyết cao có thể dẫn đến tổn thương lâu dài cho tim, mạch máu và thận.
5. Chỉ số lipid
Bộ xét nghiệm này đo lường các loại chất béo khác nhau trong máu của bạn: cholesterol "xấu" (LDL), cholesterol "tốt" (HDL) và chất béo trung tính. Nguyên tắc chung là tổng số điểm cholesterol phải nhỏ hơn 200 mg/dL. Tốt nhất là HDL khoảng 60 mg/dL và chất béo trung tính dưới 150 mg/dL. Mức độ không lành mạnh có thể dẫn đến động mạch bị hẹp hoặc bị tắc nghẽn, đau tim và đột quỵ.
6. Tập thể dục
Bạn nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần, tập thể dục nhẹnhàng như đi bộ hoặc làm vườn. Nếu bạn chia nhỏ hoạt động cho cả ngày thì tốt nhất mỗi lần vận động cũng phải ít nhất 10 phút. Hai tuần một lần nên vận động cơ bắp tích cực bởi cơ bắp cũng đốt nhiều calo hơn chất béo, ngay cả khi nghỉ ngơi.
7. Thời gian ngồi
Ngồi cả ngày không hề tốt. Khi bạn ngồi yên, sự trao đổi chất của cơ thể sẽ chậm lại, vì vậy bạn đốt ít calo hơn. Cơ và khớp cứng lại, và lưng có thể bị đau. Đừng ngồi yên quá 30 phút. Hãy đứng dậy vươn vai và đi bộ vài bước.
8. Đếm bước
Bạn đã nghe nói 10.000 bước mỗi ngày để cải thiện sức khỏe và tâm trạng của bạn? Tuy nhiên, số bước đi mỗi ngày ở khoảng 4.000 - 18.000 bước là đủ đảm bảo hoạt động vừa phải mỗi ngày. Hãy sử dụng ứng dụng điện thoại thông minh hoặc đồng hồ theo dõi tập thể dục để giúp bạn đạt được mục tiêu của mình.
9. Thời gian ngủ
Người trưởng thành cần 7 đến 9 giờ ngủ mỗi đêm. Cơ thể chúng ta sử dụng thời gian đó để sửa chữa các mô, tạo ra kích thích tố và phát triển cơ bắp. Bộ não của chúng ta sử dụng nó để xử lý thông tin và lưu các thông tin thu được trong ngày vào ký ức.
10. Thời gian xem điện thoại
Giới hạn bản thân tối đa 2 tiếng mỗi ngày không liên quan đến công việc hoặc học tập. Trong đó bao gồm cả thời gian sử dụng điện thoại thông minh. Quá nhiều thời gian dán vào thiết bị đó đã dẫn đến một tình trạng đau lưng, cổ và vai. Ánh sáng màn hình điện thoại có thể gây rối với giấc ngủ của bạn.
11. Nước
Dừng chờ khát mới uống nước. Hãy uống ít nhất một ly nước vào thời gian giữa các bữa ăn. Bạn có thể cần nhiều hơn nếu thời tiết nóng hoặc khô, hoặc khi bạn đang mang thai. Uống trước và trong khi tập thể dục và trong vòng 30 phút sau đó.
12. Trái cây mỗi ngày
Người từ 30 tuổi trở xuống nên ăn/uống 2 phần trái cây mỗi ngày. Một phần là bao nhiêu: Một quả táo, một quả chuối lớn, một quả lê vừa, 8 quả dâu tây lớn, hoặc 1/2 chén trái cây sấy khô. Nếu bạn năng động hơn, bạn có thể ăn nhiều hơn vì bạn đang đốt cháy thêm calo. Trái cây có rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, kali, chất xơ và axit folic.
13. Rau mỗi ngày
Bạn cần nhiều rau hơn trái cây: 2-3 phần một ngày, tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính của bạn. hãy ưu tiên rau củ màu xanh đậm (bông cải xanh, cải bó xôi, cải xoăn), đỏ và cam (cà chua, ớt đỏ, cà rốt, khoai lang) và các rau củ khác như ngô, khoai tây, đậu xanh, đậu Hà Lan, bắp cải, hành tây, bí xanh, súp lơ, nấm.
14. Rượu
Hãy chú ý kiểm duyệt mức uống các chất cồn tối đa mỗi ngày ở mức 1 ly (tương đương 145ml rượu vang hoặc 350ml bia, hoặc 44ml rượu) đối với nữ giới và 2 ly với nam giới. Hãy nhớ hơn 4 ly một ngày hoặc 14 ly trong một tuần đối với nam giới, 3 trong một ngày hoặc 7 trong một tuần đối với phụ nữ, có thể gây hại cho gan, thận, tim và có thể làm tổn thương em bé nếu bạn đang mang thai
15. Thuốc lá
Tốt nhất là không điếu nào. Thuốc lá gây tử vong nhiều hơn HIV, ma túy, rượu, tai nạn xe hơi, và sự cố do súng cộng lại. Ngay cả khi bạn hút ít hơn 5 điếu thuốc mỗi ngày, bạn có thể có những dấu hiệu sớm của bệnh tim và các vấn đề sức khỏe khác.