Hầu hết chúng ta không quan tâm nhiều đến móng tay của mình ngoài việc bao lâu cắt móng tay một lần, hay sơn móng tay màu gì. Nhưng ngoài việc bảo vệ đầu ngón tay của chúng ta hay để làm đẹp, thì móng tay cũng nói lên nhiều điều về sức khoẻ của con người hơn chúng ta vẫn thường nghĩ.
Jessica Weiser, Bác sĩ da liễu tại Tập đoàn Da liễu New York cho biết: “Phần ẩn bên dưới lớp biểu bì móng tay của chúng ta chịu ảnh hưởng bởi tình trạng sức khoẻ chung của mỗi người. Bệnh tật, sốt, phẫu thuật, chấn thương, căng thẳng cuộc sống, và sự thiếu hụt dinh dưỡng đều có tác dụng khác nhau trên móng tay và tăng trưởng của chúng”.
1. Những đường vằn màu nâu nhạt
Nguyên nhân: Ung thư tế bào sắc tố
Cũng giống như việc bạn thường xuyên kiểm tra nốt ruồi, thì bạn cũng nên để ý tới những biến đổi khác thường ở trên móng tay của mình.
Ung thư tế bào sắc tố là loại ung thư da nguy hiểm nhất. Bất kỳ loại bất đối xứng nào của các sắc tố cũng có thể là một dấu hiệu của ung thư da, nhưng ung thư tế bào sắc tố trên móng tay thường trông giống như một đường thẳng đứng kéo từ phía biểu bì của móng tay lên phía trên.
|
Ung thư tế bào sắc tố là một bệnh ung thư da nguy hiểm. |
Nếu đột nhiên trên móng tay của bạn xuất hiện một vệt màu nâu hoặc màu sắc móng tay thay đổi đột ngột, thì hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Weiser cũng cho biết “nếu dải sắc tố xuất hiện trên một vài móng tay thì có thể chỉ là dấu hiệu của một biến thể bình thường. Nhưng chúng ta vẫn nên đi khám bác sĩ để cho chắc chắn”.
2. Những vân ngang màu trắng
Nguyên nhân: Thiếu dinh dưỡng
Những vệt trắng bắc ngang qua móng tay được gọi là đường “Muehrcke”. Nguyên nhân có thể là do thiếu protein hoặc thiếu kẽm.
“Những vệt này báo hiệu rằng các phân đoạn của móng tay có sự gián đoạn trong quá trình phát triển do không có đủ chất dinh dưỡng hoặc lượng máu cần thiết”, Niket Sonpal, Bác sĩ, Giáo sư trợ lý lâm sàng ở Đại học Y học Touro, New York cho biết.
Đi khám bác sĩ để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cần thiết. Lượng protein hàng ngày phụ thuộc vào cân nặng và mức độ hoạt động của chúng ta. Còn lượng kẽm hàng ngày mà chúng ta nên bổ sung đó là 11 grams với nữ và 8 grams với nam.
Trong những trường hợp hiếm gặp, những vệt này còn là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng hơn trong đó có bệnh thận, bệnh gan.
3. Những rãnh dọc trên móng tay
Nguyên nhân: Tuổi tác
Nếu thấy xuất hiện những rãnh dọc, thô trên móng tay mà trước kia chưa từng bị như thế bao giờ thì đây có thể chỉ là một dấu hiệu của việc lão hoá.
Nếu các rãnh dọc đó trông có vẻ nghiêm trọng hoặc chúng có màu xanh dương, thì hãy đi khám bác sĩ để chắc chắn rằng không có thêm một biến chứng nào khác.
4. Móng lõm hình thìa
Nguyên nhân: Thiếu sắt hoặc thiếu máu
Biến dạng móng tay này đủ lạ, khác biệt để cho chúng ta phải chú đến. Koilonychia, còn được gọi là "móng tay thìa," là biểu hiện phổ biến nhất do thiếu sắt. Do thiếu sắt, các móng tay bị mỏng đi nhiều tới mức lõm xuống (như thể nó có thể giữ một giọt nước).
Nếu bạn bị thiếu sắt, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên bổ sung thêm sắt. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm việc phải làm việc với các sản phẩm từ dầu mỏ hoặc bị chấn thương.
Trong trường hợp rất hiếm gặp, koilonychia có thể liên quan với bệnh tuyến giáp và bệnh tim.
5. Móng tay giòn hoặc khô
Nguyên nhân: Các yếu tố tác động từ bên ngoài
Móng tay nứt, khô hay giòn, dễ gãy không phải là việc bình thường và là lý do chính khiến nhiều người phải bổ sung chất dinh dưỡng cho sự phát triển bình thường của móng tay như biotin.
Nếu vấn đề này chỉ xảy ra một vài lần thi không sao. Nếu bạn thường xuyên đi làm móng, hoặc làm việc tiếp xúc nhiều với nước, lau chùi các thiết bị thì việc móng tay khô, gãy là hết sức bình thường.
Nhưng nếu móng tay bị giòn, dễ gãy trong thời gian dài, thường xuyên xảy ra thì phải đi khám bác sĩ để kiểm tra tuyến giáp. Bởi vì nếu móng tay giòn, dễ gãy trong thời gian dài có thể là một dấu hiệu của bệnh suy tuyến giáp.
Mời quý độc giả xem video Bệnh ung thư( nguồn Youtube):