Phơi nắng là phản ứng của cơ thể đối với tia tử ngoại. Phản ứng này ít nhiều phụ thuộc vào độ sáng của làn da. Da tối màu chứa nhiều melanin giúp hấp thu các tia mặt trời. Đó là lý do người da trắng dễ bị cháy nắng hơn.
Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu thì các phân tử trong da sẽ bị phá vỡ, kéo theo các mạch máu trong da giãn nở gây viêm các tế bào. Lúc này da sẽ trở nên đỏ và rát.
Khi nắng đốt cháy da chưa đủ, cơ thể vẫn còn chống cự được thì cơ thể sẽ cố gắng để đào thải các tế bào chết, đó là khi da bị lột lớp ngoài.
Tuy nhiên, các tế bào mới thay thế da chết cũng có thể bị tổn hại bởi tia UV. Về lâu về dài, nó làm các DNA biến đổi. Cơ thể sẽ tự sửa chữa những thiệt hại đó nhưng không phải là 100%. Sẽ có một số DNA hỏng rớt lại phía sau.
Theo các nhà nghiên cứu ung thư thì đây là loại tổn thương nguy hiểm nhất vì nó có thể biến thành ung thư da. Bởi quá nhiều bức xạ tia cực tím có thể làm hỏng chất liệu di truyền trong tế bào da. Khi DNA hỏng được tích tụ nhiều vượt qua sự kiểm soát có thể dẫn đến ung thư.
Cũng theo các nghiên cứu ung thư, nếu khối u phát triển đi vào thành mạch máu hoặc mạch bạch huyết. Rồi nó vỡ ra và lan vào các phần khác của cơ thể. Đây là lý do mà bệnh ung thư da thường dễ điều trị thành công hơn khi đang ở giai đoạn đầu.
Các tế bào tổn thương không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư da mà còn làm cho độ tuổi của da chóng già hơn. Thiệt hại do tia UV gây ra sẽ gây hại đến 90%, trong khi tổng các yếu tố khác chỉ 10%.
Chính vì thế, bạn đừng nên coi thường ánh nắng mặt trời. Dẫu bạn che chắn kỹ càng thì ánh nắng vẫn có thể xuyên qua lớp vải. Hãy bôi kem chống nắng mỗi khi ra ngoài dù trời có nắng hay không.