Sau một ngày mệt mỏi, tất cả mọi người chỉ muốn ngủ một giấc thật ngon, không ai muốn đang ngủ lại phải thức dậy để đi tiểu. Trên thực tế, chứng tiểu đêm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh như tim mạch, cao huyết áp, đường huyết cao.Thế nhưng, mọi người lại thường rất chủ quan với sức khoẻ của mình, cho rằng đi tiểu đêm không phải là bệnh nên không chủ động đi khám. Theo Hiệp hội Quốc tế về Phòng ngừa và Điều trị Chứng tiểu không kiểm soát (ICS), chứng tiểu đêm là do "ham muốn đi tiểu nhiều làm gián đoạn giấc ngủ ban đầu và thức dậy, tình trạng này xảy ra ít nhất 2 lần một đêm".Thực tế, tiểu đêm tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Dù không phải là bệnh nguy hiểm nhưng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang phát ra tín hiệu cầu cứu.Nguyên nhân phổ biến của chứng tiểu đêm là do “cơ thể sản xuất quá nhiều nước tiểu trong khi ngủ". Lượng nước tiểu của người bình thường chủ yếu bài tiết vào ban ngày. Đa niệu về đêm được định nghĩa là tổng số lần đi tiểu đêm lớn hơn 30% trong tổng số lần đi tiểu hàng ngày.Cơ thể con người tự điều chỉnh bài tiết nhưng khi tuổi càng cao, khả năng tiết hormone kém dần, dẫn đến bài tiết hormone chống bài niệu không đủ, lâu dần sẽ xuất hiện hiện tượng tiểu đêm.Nguyên nhân thứ hai do là khả năng dự trữ nước tiểu của bàng quang thấp. Nguyên nhân này hầu hết liên quan mật thiết đến các bệnh về bàng quang như bàng quang hoạt động quá mức, tổn thương dây thần kinh bàng quang hoặc phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới.Nguyên nhân gây tiểu đêm tiếp theo là “nội thương”, ví dụ như bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, máu lưu thông kém, nếu trong ngày không có cách dẫn nước trở lại tuần hoàn máu thì đương nhiên sẽ xảy ra hiện tượng phù nề. Khi ngủ, lúc này bàn chân ở vị trí ngang với tim, lưu thông nước về thận dễ dàng hơn, chứng tiểu đêm sẽ xuất hiện.Thêm nữa, bệnh nhân đái tháo đường do đường huyết cao làm tổn thương thần kinh khiến thần kinh không kiểm soát được bàng quang nên số lần đi tiểu tăng lên so với người bình thường, cần đặc biệt chú ý.Tiểu đêm cũng có thể làm rối loạn giấc ngủ. Ví dụ, bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ, não sẽ rơi vào tình trạng thiếu oxy vào nửa đêm, điều này ngăn cản sự bài tiết hormone chống bài niệu, nước tiểu chảy từ thận đến bàng quang liên tục nên hiện tượng tiểu đêm xảy ra.Bạn phải nhớ, tiểu đêm là một bệnh, việc điều chỉnh lối sống và uống thuốc sẽ bổ sung cho nhau. Vì vậy, cần có phương pháp tiếp cận đa hướng. Đối với những người có triệu chứng nhẹ thì nên bắt đầu điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt trước khi đi ngủ.Uống ít nước và đồ uống gây kích thích như trà, cà phê, rượu, không ăn trái cây có quá nhiều đường và nước trước khi đi ngủ. Khi có hiện tượng đi tiểu quá 2 lần 1 đêm, phải đến bệnh viện ngay để được các bác sĩ chẩn đoán và tư vấn điều trị kịp thời. Mời quý độc giả xem video: Phòng bệnh thận yếu, tiểu đêm bằng y học cổ truyền. Nguồn video: Sức khoẻ và Đời sống.
Sau một ngày mệt mỏi, tất cả mọi người chỉ muốn ngủ một giấc thật ngon, không ai muốn đang ngủ lại phải thức dậy để đi tiểu. Trên thực tế, chứng tiểu đêm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh như tim mạch, cao huyết áp, đường huyết cao.
Thế nhưng, mọi người lại thường rất chủ quan với sức khoẻ của mình, cho rằng đi tiểu đêm không phải là bệnh nên không chủ động đi khám. Theo Hiệp hội Quốc tế về Phòng ngừa và Điều trị Chứng tiểu không kiểm soát (ICS), chứng tiểu đêm là do "ham muốn đi tiểu nhiều làm gián đoạn giấc ngủ ban đầu và thức dậy, tình trạng này xảy ra ít nhất 2 lần một đêm".
Thực tế, tiểu đêm tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Dù không phải là bệnh nguy hiểm nhưng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang phát ra tín hiệu cầu cứu.
Nguyên nhân phổ biến của chứng tiểu đêm là do “cơ thể sản xuất quá nhiều nước tiểu trong khi ngủ". Lượng nước tiểu của người bình thường chủ yếu bài tiết vào ban ngày. Đa niệu về đêm được định nghĩa là tổng số lần đi tiểu đêm lớn hơn 30% trong tổng số lần đi tiểu hàng ngày.
Cơ thể con người tự điều chỉnh bài tiết nhưng khi tuổi càng cao, khả năng tiết hormone kém dần, dẫn đến bài tiết hormone chống bài niệu không đủ, lâu dần sẽ xuất hiện hiện tượng tiểu đêm.
Nguyên nhân thứ hai do là khả năng dự trữ nước tiểu của bàng quang thấp. Nguyên nhân này hầu hết liên quan mật thiết đến các bệnh về bàng quang như bàng quang hoạt động quá mức, tổn thương dây thần kinh bàng quang hoặc phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới.
Nguyên nhân gây tiểu đêm tiếp theo là “nội thương”, ví dụ như bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, máu lưu thông kém, nếu trong ngày không có cách dẫn nước trở lại tuần hoàn máu thì đương nhiên sẽ xảy ra hiện tượng phù nề. Khi ngủ, lúc này bàn chân ở vị trí ngang với tim, lưu thông nước về thận dễ dàng hơn, chứng tiểu đêm sẽ xuất hiện.
Thêm nữa, bệnh nhân đái tháo đường do đường huyết cao làm tổn thương thần kinh khiến thần kinh không kiểm soát được bàng quang nên số lần đi tiểu tăng lên so với người bình thường, cần đặc biệt chú ý.
Tiểu đêm cũng có thể làm rối loạn giấc ngủ. Ví dụ, bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ, não sẽ rơi vào tình trạng thiếu oxy vào nửa đêm, điều này ngăn cản sự bài tiết hormone chống bài niệu, nước tiểu chảy từ thận đến bàng quang liên tục nên hiện tượng tiểu đêm xảy ra.
Bạn phải nhớ, tiểu đêm là một bệnh, việc điều chỉnh lối sống và uống thuốc sẽ bổ sung cho nhau. Vì vậy, cần có phương pháp tiếp cận đa hướng. Đối với những người có triệu chứng nhẹ thì nên bắt đầu điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt trước khi đi ngủ.
Uống ít nước và đồ uống gây kích thích như trà, cà phê, rượu, không ăn trái cây có quá nhiều đường và nước trước khi đi ngủ. Khi có hiện tượng đi tiểu quá 2 lần 1 đêm, phải đến bệnh viện ngay để được các bác sĩ chẩn đoán và tư vấn điều trị kịp thời.
Mời quý độc giả xem video: Phòng bệnh thận yếu, tiểu đêm bằng y học cổ truyền. Nguồn video: Sức khoẻ và Đời sống.