Natto: Món ăn được làm từ đậu nành lên men, có mùi và hơi dính. Tuy nhiên, món ăn này rất tốt cho sức khỏe. Nhiều người, đặc biệt những người ở Tokyo và Kanto tin rằng, ăn sáng bằng natto là cách tốt nhất để dồi dào sinh lực cho cả ngày.Đậu phụ: Được dùng trong rất nhiều món ăn ở Nhật Bản, món đậu phụ có nhiều biến thể, từ mềm mượt đến giòn tan. Đậu phụ có nhiều amino axit, sắt, canxi, protein và nhiều vi chất khác.Củ cải trắng Nhật Bản (daikon): Người Nhật thường làm củ cải trắng muối, hoặc cắt ra cho vào súp, salad, cà ri, cơm. Củ cải trắng cũng có thể được nạo ra ăn kèm với các món khác. Lá cải được trộn cùng salad. Tác dụng của củ cải trắng là chống ung thư, tăng cường miễn dịch, giảm viêm, cải thiện tiêu hóa, và hỗ trợ hô hấp.Bí đỏ (kabocha): Loại bí đỏ Nhật Bản có vỏ màu xanh, ăn được, bên trong màu cam. Bí đỏ Nhật Bản ít carb hơn bí đỏ thông thường. Đây là nguồn beta-carotene dồi dào, rất quan trọng cho bạch cầu trong máu và tốt cho thị lực. Một suất kabocha cung cấp 70% nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho một ngày.Mận khô (Umeboshi): Còn được gọi là mận muối Nhật Bản. Umeboshi rất chua và mặn, ăn kèm với cơm. Umeboshi chứa nhiều axit citric, giúp cơ thể hấp thụ các khoáng chất quan trọng, tránh mệt mỏi và ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Axit citric còn có thành phần chống vi khuẩn.Nấm (Maitake): Chứa protein, chất xơ, can xi, vitamin B và C. Loại nấm này tốt cho tim, giảm nguy cơ ung thư, tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm.Mướp đắng (Goya): Mướp đắng nổi tiếng với tác dụng lọc máu và thanh lọc cơ thể. Mướp đắng tốt cho gan và chữa sỏi thận, đồng thời giúp chữa các bệnh về da như mụn trứng cá, chàm và vảy nến. Nhiều nhà hàng ở Okinawa thường xào mướp đắng và gọi là món “Goya Champuru”.
Natto: Món ăn được làm từ đậu nành lên men, có mùi và hơi dính. Tuy nhiên, món ăn này rất tốt cho sức khỏe. Nhiều người, đặc biệt những người ở Tokyo và Kanto tin rằng, ăn sáng bằng natto là cách tốt nhất để dồi dào sinh lực cho cả ngày.
Đậu phụ: Được dùng trong rất nhiều món ăn ở Nhật Bản, món đậu phụ có nhiều biến thể, từ mềm mượt đến giòn tan. Đậu phụ có nhiều amino axit, sắt, canxi, protein và nhiều vi chất khác.
Củ cải trắng Nhật Bản (daikon): Người Nhật thường làm củ cải trắng muối, hoặc cắt ra cho vào súp, salad, cà ri, cơm. Củ cải trắng cũng có thể được nạo ra ăn kèm với các món khác. Lá cải được trộn cùng salad. Tác dụng của củ cải trắng là chống ung thư, tăng cường miễn dịch, giảm viêm, cải thiện tiêu hóa, và hỗ trợ hô hấp.
Bí đỏ (kabocha): Loại bí đỏ Nhật Bản có vỏ màu xanh, ăn được, bên trong màu cam. Bí đỏ Nhật Bản ít carb hơn bí đỏ thông thường. Đây là nguồn beta-carotene dồi dào, rất quan trọng cho bạch cầu trong máu và tốt cho thị lực. Một suất kabocha cung cấp 70% nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho một ngày.
Mận khô (Umeboshi): Còn được gọi là mận muối Nhật Bản. Umeboshi rất chua và mặn, ăn kèm với cơm. Umeboshi chứa nhiều axit citric, giúp cơ thể hấp thụ các khoáng chất quan trọng, tránh mệt mỏi và ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Axit citric còn có thành phần chống vi khuẩn.
Nấm (Maitake): Chứa protein, chất xơ, can xi, vitamin B và C. Loại nấm này tốt cho tim, giảm nguy cơ ung thư, tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm.
Mướp đắng (Goya): Mướp đắng nổi tiếng với tác dụng lọc máu và thanh lọc cơ thể. Mướp đắng tốt cho gan và chữa sỏi thận, đồng thời giúp chữa các bệnh về da như mụn trứng cá, chàm và vảy nến. Nhiều nhà hàng ở Okinawa thường xào mướp đắng và gọi là món “Goya Champuru”.