Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nhịn tiểu lâu có thể gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu. Bản chất của nước tiểu là chứa các chất thải chuyển hóa trong cơ thể. Khi nó bị tích tụ lâu trong bàng quang sẽ gây viêm nhiễm.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra và làm ảnh hưởng đến đường tiết niệu. Vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, bàng quang và có thể lây lan đến thận. Phụ nữ là nhóm đối tượng đễ bị nhiễm trùng đường tiết hiệu hơn nam giới, nguyên nhân là do niệu đạo của họ ngắn hơn. Tuy nhiên, bệnh thường nghiêm trọng hơn khi xuất hiện ở nam giới.
Các triệu chứng phổ biến khi đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn: nước tiểu đục hoặc có màu máu, hay buồn tiểu, sốt nhẹ, cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
Viêm bàng quang kẽ
Bệnh này gây ra viêm và đau đớn ở bàng quang khi giữ nước tiểu. Người bị bệnh viêm kẽ bàng quang có xu hướng đi tiểu thường xuyên, lượng nước tiểu ít.
Các triệu chứng bao gồm khung xương chậu đau đớn, buồn tiểu liên tục. Hiện nay chưa có cách chữa triệt để bệnh này chỉ có thể sử dụng các phương thức điều trị để làm giảm bớt triệu chứng.
Suy thận
Nguyên nhân gây suy thận là do nhiễm trùng, bỏng, thận bị tổn thương ở một thời điểm nào đó... Suy thận khiến thận không thể lọc các độc tố và chất thải ra khỏi máu. Khi đó, các chất độc sẽ tích tụ lại trong cơ thể và ảnh hưởng đến thành phần hóa học của máu.
Triệu chứng của suy thận bao gồm xuất hiện các vết bầm tím không rõ nguyên nhân, phân có máu, tâm trạng mệt mỏi, tính khí bất thường, buồn ngủ.
Bệnh này có thể được điều trị bằng cách cân bằng lượng chất lọc trong máu, thải độc tố ra khỏi cớ thể, phục hồi chức năng thận, dùng thuốc phục hồi mức canxi trong máu. Nhiều trường hợp suy thận được chỉ định chạy thận hoặc ghép thận khi cần thiết.
Sỏi thận
Sỏi thận là các tinh thể rắn hình thành trong thận được gọi. Chúng sinh ra do sự bất thường cân bằng nước, muối, chất khoáng và các chất khác trong nước tiểu. Sỏi thận có thể phát triển ở nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau gây ra đau đớn, tiểu ra máu và buồn nôn. Bệnh này phổ biến ở đàn ông hơn phụ nữ.
Việc điều trị phụ thuộc vào kích thước của viên sỏi. Trong trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể chỉ cần dùng thuốc và uống đủ nước. Các trường hợp nặng hơn có thể cần đến phẫu thuật.