Đầu tôm có độc? 4 nhóm người này phải hạn chế ăn tôm

Google News

Đầu tôm là nơi tập trung nội tạng tôm, nội tạng cũng có giá trị dinh dưỡng, nhưng độc tố, chất ô nhiễm và chất có hại nhiều hơn.

Tôm có giá trị dinh dưỡng cao, ít calo, là nguồn cung cấp protein, rất tốt cho những người giảm cân và duy trì sức khỏe.
Khi ăn tôm, nhiều người cũng có thói quen ăn đầu tôm, có người nói bổ, có người lại bảo độc, vậy ai đúng? Làm thế nào để ăn tôm tốt cho sức khỏe? Những nhóm người nào nên hạn chế ăn tôm? Hôm nay, chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng Mạn Mạn, người Trung Quốc, sẽ giải đáp thắc mắc này.
Chuyên gia dinh dưỡng Mạn Mạn cho biết, thịt tôm được coi là một loại protein chất lượng cao, ít chất béo và có ưu điểm là lượng calo thấp hơn, cực thích hợp cho những ai muốn kiểm soát cân nặng.
Dau tom co doc? 4 nhom nguoi nay phai han che an tom
 Ảnh minh hoạ.
Ngoài hàm lượng calo thấp, tôm còn rất giàu chất dinh dưỡng, chất dinh dưỡng được biết đến nhiều nhất là astaxanthin.
Khả năng chống oxy hóa của astaxanthin rất vượt trội, so với β-caroten có cùng khả năng chống oxy hóa mà mọi người thường nghe thì có thể cao hơn gấp trăm lần, rất hữu ích cho việc chống viêm, chống ung thư, ngăn ngừa bệnh tim mạch, điều hòa miễn dịch, chống béo phì, dưỡng da,…
Thành phần quan trọng nhất trong dầu nhuyễn thể mà người ta thường nghe nói đến trong thực phẩm sức khỏe là astaxanthin. Astaxanthin là thành phần chuyển màu từ xanh sang đỏ sau khi tôm được nấu chín.
Ngoài ra, tôm có hàm lượng vitamin B12 và vitamin E. Vitamin E bảo vệ các tế bào hồng cầu khỏi bị phá vỡ và đảm bảo rằng các tế bào hồng cầu thực sự có thể vận chuyển oxy.
Ngoài ra, trong tôm còn có các khoáng chất vi lượng taurine và vanadium. Taurine là một loại thành phần giúp phấn chấn tinh thần và thường có trong các loại nước giải khát. Vanadium giúp bài tiết insulin, mặc dù cơ thể nói chung không dễ bị thiếu hụt, nhưng sẽ là một điều tốt nếu bạn có thể lấy đủ lượng các vi chất này từ các nguyên liệu tự nhiên.
Song, nếu nấu tôm ở nhiệt độ cao dễ phá hủy dinh dưỡng. Chuyên gia dinh dưỡng Mạn Mạn khuyến cáo cách chế biến tôm là luộc, hấp, chiên nhanh. Như thế sẽ không cần chế biến quá nhiều nhiệt, lượng chất béo, tinh bột và các chất gây ngán không cần thiết cũng được loại bỏ.
Dau tom co doc? 4 nhom nguoi nay phai han che an tom-Hinh-2
  Ảnh minh hoạ.
Đầu tôm có bổ dưỡng không? Hay độc hại?
Nhiều người thường có thói quen khi ăn tôm, nghĩ rằng đầu tôm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng cũng có người cho rằng đầu tôm chứa nhiều độc tố và tốt nhất là không nên ăn, vậy ai đúng?
Về vấn đề này, chuyên gia dinh dưỡng Mạn Mạn giải thích, đầu tôm là nơi tập trung của nội tạng tôm, nội tạng cũng có giá trị dinh dưỡng, nhưng độc tố, chất ô nhiễm, chất có hại, kích thích tố môi trường nhiều hơn. Mặt khác, cholesterol trong các cơ quan nội tạng cũng được coi là cao, tốt nhất nên bỏ đầu tôm khi ăn tôm.
4 nhóm người nên hạn chế hoặc tránh ăn tôm
Chuyên gia dinh dưỡng Mạn Mạn nhắc nhở, mặc dù tôm ít calo và có giá trị dinh dưỡng cao nhưng những người bị bệnh gút, bệnh thận mãn tính, tăng mỡ máu, dị ứng thực phẩm vẫn cần chú ý hạn chế hoặc tránh ăn tôm.
Như mọi người đã biết, hải sản là một trong những nguy cơ gây ra bệnh gút, nếu nạp quá nhiều đạm động vật cũng sẽ làm tăng gánh nặng cho thận. Tôm tuy ít calo nhưng lại có hàm lượng cholesterol cao, như đã nói ở trên, người bệnh mỡ máu vẫn phải chú ý đến lượng cholesterol trong thức ăn.
Đối với những người cơ địa hay dị ứng, những người bị dị ứng với hải sản không nên tiếp xúc với hải sản như tôm, chất gây dị ứng có thể thay đổi theo tình trạng của cơ thể, hãy chú ý đến thể trạng của mình.

Mời quý độc giả xem thêm video: Hướng dẫn xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà. Nguồn video: Vinmec.

Kiều Dụ (Theo SH)

>> xem thêm

Bình luận(0)