Đau họng là một trong những triệu chứng thường gặp ở bệnh lý tai mũi họng, nguyên nhân có thể lớn hoặc nhỏ. Nếu đau họng do cảm lạnh, hầu hết triệu chứng sẽ tự lành. Nếu không đỡ sau thời gian chờ theo dõi, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng tiềm ẩn của các bệnh khác.
Theo các chuyên gia y tế, cấu trúc miệng rất phức tạp và nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau họng, chẳng hạn như viêm amidan hoặc áp-xe quanh amidan có thể khiến bệnh nhân đau họng, giọng nói khàn đi. Ngoài ra, enterovirus hoặc các bệnh nhiễm virus khác cũng có thể gây ra các vết nứt trên cổ họng, gây khó nuốt hoặc đau trong nhiều ngày.
Đau họng và khó nuốt có phải là dấu hiệu ung thư không? Răng gãy không được điều trị có thể gây ung thư?
Các triệu chứng đau họng nhất định cũng cần được nghi ngờ có liên quan đến các khối u ác tính. Nếu bạn có thói quen hút thuốc lá, uống rượu, ăn trầu và bị đau họng ở một vị trí cụ thể, kéo dài hơn 2 tuần mà không cải thiện thì có thể là do tác động của một khối u.
|
Ảnh minh họa. |
Thực tế, ung thư hầu họng, ung thư thanh quản và ung thư khoang miệng đều gây ra những cơn đau cố định tại một chỗ. Bác sĩ nhắc nhở, loại đau họng này thường khiến bệnh nhân khó nuốt hoặc tắc cổ họng, bệnh nhân chỉ ăn được cháo loãng, cháo nát. Đồng thời, nó cũng thể gây ra các triệu chứng như liệt dây thanh âm, sặc nước, khàn giọng...
Nếu các vết loét lặp đi lặp lại bên trong khoang miệng mà không lành nổi thì nên đi khám càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân. Trên lâm sàng, có những bệnh nhân nữ không có thói quen hút thuốc, uống rượu, ăn trầu, nhưng do răng sâu, gãy răng không được điều trị, ma sát nhiều lần trong khoang miệng gây loét niêm mạc, cuối cùng phát triển thành ung thư miệng. Nếu vết loét tương tự trong khoang miệng không cải thiện trong 2 tuần, bạn nên đến chuyên khoa tai mũi họng ngay để được thăm khám chi tiết.
Trào ngược axit dạ dày cũng sẽ gây đau họng
Tại các phòng khám tai mũi họng, viêm họng mãn tính cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra viêm họng và viêm họng mãn tính có liên quan mật thiết đến tình trạng trào ngược axit dạ dày. Chuyên gia y tế giải thích rằng những bệnh nhân như vậy thường đi khám chữa bệnh ở các phòng khám trước. Sau khi dùng thuốc chống viêm, các triệu chứng của họ không được cải thiện hoàn toàn nên mới đến các bệnh viện lớn để điều trị.
Cổ họng khó chịu do axit dạ dày trào ngược lặp đi lặp lại lâu ngày. So với đau họng do khối u thì bệnh nhân viêm họng hạt như vậy không đáng ngại bằng. Để thực sự giải quyết dứt điểm bệnh viêm mãn tính cần phải bắt đầu từ việc điều trị axit dịch vị. Thay vì dùng thuốc chống viêm do trào ngược dạ dày, cần phải cải thiện một cách căn bản chế độ ăn uống và can thiệp bằng các loại thuốc dạ dày.
Đặc biệt, nhiều người có thói quen nằm ngay sau khi ăn no, hành động này rất dễ làm gia tăng tình trạng trào ngược dạ dày. Nếu bạn dễ bị ho khi nằm vào ban đêm và cảm thấy có gì đó bốc lên trong cổ họng, cổ họng bị đau khi thức dậy thì bạn cũng nên nghĩ đến khả năng bị trào ngược dạ dày thực quản.
|
Ảnh minh họa. |
Cổ họng tổn thương gây ra các triệu chứng đau họng
Nguyên nhân có thể bao gồm rối loạn giấc ngủ, tâm trạng căng thẳng, nhiễm virus hoặc các bệnh tự miễn dịch. Khi khả năng tự miễn dịch có vấn đề, nó có thể khiến các kháng thể không phân biệt được kẻ thù, tự tấn công chính mình, làm tổn thương niêm mạc miệng, gây ra bệnh về cổ họng, lưỡi, vòm họng,… Nếu nếu điều này xảy ra nhiều lần, gây đau họng kết hợp với một số triệu chứng cụ thể như sốt dai dẳng, ho ra máu, thở khò khè, có thể đe dọa đến tính mạng, phải đi khám càng sớm càng tốt.
Uống nước muối giúp giảm viêm và đau họng?
Người ta nói rằng súc miệng nước muối có thể giúp giảm viêm và giảm đau họng. Thực tế, nước muối không có chức năng diệt khuẩn, cũng như không thể làm dịu cơn đau họng. Để thúc đẩy quá trình lành vết thương ở họng, bạn vẫn phải dựa vào sức đề kháng của bản thân, nên nghỉ ngơi nhiều hơn khi bị cảm, viêm họng. Nếu là viêm họng mãn tính do trào ngược dạ dày, bạn nên tránh chanh, dứa và các loại thực phẩm khác để tránh tình trạng tiết axit dạ dày quá mức và làm nặng thêm tình trạng khó chịu ở cổ họng.
Một chế độ ăn uống cân bằng, làm việc và nghỉ ngơi bình thường, ngủ đủ giấc và vệ sinh răng miệng có thể giúp tránh viêm họng do cảm lạnh. Ngoài ra, có thể bổ sung vitamin C, kẽm và các khoáng chất, vitamin khác để duy trì sức đề kháng cho cơ thể. Những người có sức đề kháng kém như người già, trẻ nhỏ, người có giấc ngủ kém chất lượng rất dễ bị cảm lạnh, lâu ngày dẫn đến các biến chứng như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não.
Hãy tìm đến sự chăm sóc y tế nếu các triệu chứng của bạn không cải thiện trong vòng một tuần. Có thể quan sát trong ba ngày để xem bệnh có xu hướng được cải thiện về tần suất và thời gian hay không để tránh chậm trễ trong việc điều trị.