Dừng lại trước khi trả lời câu hỏi
Một trong những biểu hiện của người đang nói dối là cần thời gian để nghĩ câu trả lời sau cho hợp lí. Nó không đơn giản như việc bạn chỉ nói chính xác những gì đã xảy ra. Vì thế, khi bạn đặt câu hỏi cho chồng, anh ta phải ngập ngừng một lúc rồi mới đưa ra câu trả lời là dấu hiệu cho thấy anh ấy đang cố sắp xếp một câu trả lời nghe thuận tai nhất.
Nói lắp
Anh ấy vốn dĩ không có tật nói lắp, nhưng khi bạn biểu hiện sự hoài nghi hoặc liên tiếp đặt ra những câu hỏi, sẽ có một phản xạ anh ta tự nhiên nói lắp: “Anh… anh… đang ở văn… văn phòng, lát anh về”.
Cố che giấu gương mặt của mình
Khi trả lời bạn, anh ấy cố gắng che bớt gương mặt của mình đi để hạn chế phải tiếp xúc với bạn. Hành động này anh ấy thường làm một cách cách vô thức kiểu như: đưa tay lên che miệng, bóp trán, xoa mũi, che mắt… Ngay cả khi chồng bạn làm thế anh ta cũng không nhận ra. Hành động này theo đúng nghĩa đen, anh ấy đang muốn che đậy một điều gì đó khuất tất.
|
Ảnh minh họa. |
Không dám nhìn vào mắt vợ
Đây là dấu hiệu phổ biến của sự xấu hổ và ngại ngùng. Anh không muốn thú nhận những gì mình đã làm, cố gắng né tránh vợ và anh ta sợ ánh mắt sẽ “tố cáo” mình. Vì thế khi trả lời vợ, anh sẽ quay đi chỗ khác, ngó lơ hoặc vợ nhặt đồ, rơi đồ để không phải nhìn trực tiếp.
Nói quá, phóng đại về những điều bất ngờ xảy tới
Một khi bị tra khảo, tâm lí đàn ông thường có xu hướng phóng đại mọi chuyện lên. Anh ta nỗ lực khiến bạn tin vào câu chuyện mà anh ta nói ra ví dụ như: “Lúc đó đột nhiên trời mưa to, đột nhiên có một chiếc xe va vào anh, anh đã phải ở lại đó để đợi tạnh mưa, đợi giải quyết xong mọi việc… Đó là lí do anh về nhà muộn”.
Đổ mồ hôi
Đổ mồ hôi là một trong những dấu hiệu đầu tiên của sự lo lắng. Trán, phần trên lông mày lấm tấm mồ hôi trong khi anh ấy trả lời, trò chuyện với bạn cho thấy anh ấy đang căng thẳng. Chắn hẳn, anh ấy đang có điều che giấu bạn.
Nội dung câu chuyện không thống nhất
Khi bạn đặt ra những câu hỏi, anh ấy trả lời. Nhưng nếu chỉ khoảng 10 – 15 phút sau bạn hỏi lại những chi tiết nhỏ mà anh ấy đã từng nói, chắc chắn anh ấy sẽ không nhớ hoặc nói lại không đồng nhất. Nguyên nhân rất đơn giản, vì những gì anh ấy nói không xuất phát từ sự thật nên anh ấy sẽ không thể kể một cách chuẩn xác những gì mình đã nói trong hoàn cảnh cấp bách như vậy.
Nổi giận khi bạn hỏi quá nhiều
Đây là cách mà anh ấy phòng thủ vì sợ càng nói nhiều càng lộ. Bạn hỏi chồng, và chỉ vài câu là anh ấy bắt đầu gắt nhặng xị lên. Anh ấy nổi giận, kiếm cớ bỏ ra ngoài hoặc lảng đi chỗ khác. Những “tội” mà anh ấy quy kết cho bạn là: “Em thật rắc rối?”; “Em đang nghi ngờ anh đấy à?”; “Anh đã nói vậy mà sao em không chịu tin”… Sau đó, anh ấy rời khỏi nơi bạn đứng càng nhanh càng tốt.
Cung cấp thật nhiều thông tin, cố tỏ ra mình “trong sạch”
Ngược lại với tình huống trốn tránh là biểu hiện cố chứng minh ta… trong sạch của những ông chồng đang nói dối vợ. Tất nhiên, để làm được điều này, những ông chồng này đã có thời gian để suy nghĩ và tính toán cả rồi. Biểu hiện của anh là bạn hỏi một mà trả lời 10. Anh ấy hào hứng kể lể, nghe có vẻ rất chi tiết, kĩ càng, để bạn tin rằng anh ấy đang nói thật. Nhưng đàn ông bình thường vốn không thích nói nhiều như thế. Họ chỉ trả lời đúng như gì được hỏi, còn đằng này, anh ấy đang liến thắng như môt con vẹt, cảm giác đó ắt khiến bạn thấy giả.