La hét là một biểu hiện gián tiếp của sự hung hăng. Khi trẻ em tỏ ra hiếu chiến về mặt từ ngữ, đó chỉ là một cách để trẻ đối mặt với các cảm giác, như nóng nảy, tức giận hoặc thất vọng, mà chúng không biết phải giải quyết thế nào. Những đứa trẻ hung tính thường khó tiết chế cảm xúc khi quá vui hoặc quá buồn. Não của trẻ em vẫn đang phát triển nên chúng không có khả năng kiểm soát cảm xúc như người lớn. Sự thiếu kiểm soát này còn là do hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển đầy đủ như những đứa trẻ cùng tuổi. Trẻ gặp khó khăn khi tương tác với bạn bè ở trường học, biểu hiện là thường thoái lui hoặc dễ dàng lao vào tranh luận với thầy cô và bạn bè. Trẻ hung hăng thường cũng kém tập trung. Điều này khiến trẻ trở nên hấp tấp, khó ngồi im một chỗ dù chỉ vài phút, dẫn đến quan hệ giữa trẻ và bố mẹ cũng như thầy cô không được tốt. Trẻ khó tự kiềm chế bản thân, nói ngắn gọn là trẻ hung dữ làm những gì chúng thích, cho dù là không chịu xếp hàng hay tranh lượt hay la hét. Trẻ không chỉ hay “động chân động tay” để giải quyết các cảm xúc mà còn thu hút sự chú ý của người lớn và bạn bè. Hung hăng chính là phản ứng đầu tiên mà trẻ học được trong những tình huống thất bại. Phản ứng này là bình thường khi trẻ chưa phát triển được những kỹ năng ngôn ngữ tinh tế hơn. Tuy nhiên hầu hết trẻ sẽ thay đổi sau 5 tuổi. Trẻ dễ thay đổi tâm trạng vì khó kiểm soát cơn bốc đồng và kiểm soát tình cảm. Những đứa trẻ hung hăng rất dễ bị kích động và không có kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả. Một số trẻ tỏ ra hung hăng vì chúng cảm thấy bị cô lập. Khi cảm thấy sợ hãi, chúng cảm thấy khó khăn khi phải đối mặt với nỗi sợ và thường làm những hành động phá hoại. Sau một thời gian thể hiện những hành động hung hăng, trẻ sẽ phải đối mặt với hậu quả tiêu cực là thiếu bạn bè và mang tiếng xấu. Nếu trẻ có những biểu hiện như trên, cha mẹ cần giúp trẻ thay đổi hành vi theo hướng tốt hơn như: tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ tức giận, địa điểm, thời gian trẻ hay tỏ ra hung hăng. Một khi đã xác định được nguyên nhân, cần tách trẻ khỏi các tình huống căng thẳng hoặc thay đổi môi trường. Tạo ra một hệ thống các hoạt động hàng ngày vì trẻ biết mình sắp phải làm gì cũng sẽ dễ kiểm soát bản thân hơn. Đối với những trẻ lớn hơn, cần làm cho trẻ thấm nhuần về hậu quả của mỗi hành vi, nghĩ ra các cách thức phù hợp với độ tuổi để giúp trẻ có được cái mình muốn và cách xử lý khi không có được cái mình muốn.
La hét là một biểu hiện gián tiếp của sự hung hăng. Khi trẻ em tỏ ra hiếu chiến về mặt từ ngữ, đó chỉ là một cách để trẻ đối mặt với các cảm giác, như nóng nảy, tức giận hoặc thất vọng, mà chúng không biết phải giải quyết thế nào.
Những đứa trẻ hung tính thường khó tiết chế cảm xúc khi quá vui hoặc quá buồn. Não của trẻ em vẫn đang phát triển nên chúng không có khả năng kiểm soát cảm xúc như người lớn. Sự thiếu kiểm soát này còn là do hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển đầy đủ như những đứa trẻ cùng tuổi.
Trẻ gặp khó khăn khi tương tác với bạn bè ở trường học, biểu hiện là thường thoái lui hoặc dễ dàng lao vào tranh luận với thầy cô và bạn bè.
Trẻ hung hăng thường cũng kém tập trung. Điều này khiến trẻ trở nên hấp tấp, khó ngồi im một chỗ dù chỉ vài phút, dẫn đến quan hệ giữa trẻ và bố mẹ cũng như thầy cô không được tốt.
Trẻ khó tự kiềm chế bản thân, nói ngắn gọn là trẻ hung dữ làm những gì chúng thích, cho dù là không chịu xếp hàng hay tranh lượt hay la hét.
Trẻ không chỉ hay “động chân động tay” để giải quyết các cảm xúc mà còn thu hút sự chú ý của người lớn và bạn bè. Hung hăng chính là phản ứng đầu tiên mà trẻ học được trong những tình huống thất bại. Phản ứng này là bình thường khi trẻ chưa phát triển được những kỹ năng ngôn ngữ tinh tế hơn. Tuy nhiên hầu hết trẻ sẽ thay đổi sau 5 tuổi.
Trẻ dễ thay đổi tâm trạng vì khó kiểm soát cơn bốc đồng và kiểm soát tình cảm. Những đứa trẻ hung hăng rất dễ bị kích động và không có kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả.
Một số trẻ tỏ ra hung hăng vì chúng cảm thấy bị cô lập. Khi cảm thấy sợ hãi, chúng cảm thấy khó khăn khi phải đối mặt với nỗi sợ và thường làm những hành động phá hoại.
Sau một thời gian thể hiện những hành động hung hăng, trẻ sẽ phải đối mặt với hậu quả tiêu cực là thiếu bạn bè và mang tiếng xấu. Nếu trẻ có những biểu hiện như trên, cha mẹ cần giúp trẻ thay đổi hành vi theo hướng tốt hơn như: tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ tức giận, địa điểm, thời gian trẻ hay tỏ ra hung hăng.
Một khi đã xác định được nguyên nhân, cần tách trẻ khỏi các tình huống căng thẳng hoặc thay đổi môi trường. Tạo ra một hệ thống các hoạt động hàng ngày vì trẻ biết mình sắp phải làm gì cũng sẽ dễ kiểm soát bản thân hơn. Đối với những trẻ lớn hơn, cần làm cho trẻ thấm nhuần về hậu quả của mỗi hành vi, nghĩ ra các cách thức phù hợp với độ tuổi để giúp trẻ có được cái mình muốn và cách xử lý khi không có được cái mình muốn.