Hai vợ chồng anh Tuân, chị Lan đều là lãnh đạo ở hai công ty, công việc bề bộn, đi sớm về khuya, vì thế anh chị gần như giao toàn bộ việc nhà cho người giúp việc. Cũng chính vì thế, chị Lan cũng đã phải lựa chọn đến 5 lần bảy lượt mới kiếm được một bà giúp việc “cứng nghề”.
|
Để giữ được ô sin ở với mình lâu hơn nên vợ chồng chị Lan đối xử với người giúp việc hết sức tử tế. |
Để giữ được ô sin ở với mình lâu hơn nên vợ chồng chị Lan đối xử với người giúp việc hết sức tử tế, coi như người trong gia đình, một điều gọi bà, xưng con cho thân mật ấm áp.
Mọi chuyện bắt đầu nảy sinh khi mẹ anh Tuân bị bệnh phải đưa lên Hà Nội chăm sóc. Bà nằm viện một tháng rồi ra viện, nhưng vì lo sức khỏe của mẹ yếu cần phải ở gần các cơ sở y tế hiện đại nên anh Tuân giữ mẹ ở lại luôn.
Để thể hiện quyền lực bà chủ của mình, bà Vui bắt đầu chỉ đạo người giúp việc đủ thứ từ cách xưng hô đến việc chăm sóc dọn dẹp trong gia đình. Quen được nâng niu, chiều chuộng, bà giúp việc (kém bà Vui hơn chục tuổi) cũng thể hiện “đẳng cấp” của mình bằng cách tự làm theo ý mình. “Các con bà còn coi tôi như cha như mẹ, thì cớ gì bà chỉ đạo được tôi”. Với cái suy nghĩ ấy, bà giúp việc cũng chẳng coi bà Vui ra gì.
Các cuộc xung đột nổ ra hàng ngày, ai cũng hăng hái “mách tội” người kia khiến vợ chồng chị Lan khổ sở vì phân giải. Đỉnh điểm của cuộc chiến này là hai bà trực tiếp đấu khẩu với nhau và bà Vui ra tối hậu thư, bắt vợ chồng chị Lan phải lựa chọn, hoặc là đuổi bà giúp việc, hoặc là mẹ chồng chị sẽ bỏ về quê!
Chị Lan lâm vào tình cảnh khó xử. Một bên là người giúp việc đắc lực mà chị hoàn toàn tin tưởng để giao phó việc nhà, con cái, một bên là mẹ chồng. Chị còn đang phân vân chưa biết xử trí thế nào thì mẹ chồng chị đã “xách vali về nước”.
Mang tiếng là “coi mẹ không bằng ô sin”, anh Tuân cũng cảm thấy mất mặt với họ hàng, nhưng anh đành chọn giải pháp chờ sóng yên bể lặng rồi về vấn an mẹ sau, chứ giờ mà cho ô sin nghỉ việc thì anh chị cũng nghỉ việc luôn chứ chẳng phải chuyện đùa!