Nhiễm nấm vùng kín (hay nhiễm trùng nấm men) là do vi khuẩn thường trú trong đường sinh dục và đường ruột gây ra. Khi môi trường âm đạo bị mất cân bằng, nhiễm nấm vùng kín có thể dẫn tới viêm âm đạo, nhiễm trùng.
Bệnh viêm âm đạo không những gây khó chịu cho chị em mà nếu để lâu dài có thể khiến tình trạng nhiễm trùng lây lan sang các bộ phận khác của cơ quan sinh sản như vòi trứng, buồng trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nấm men không chỉ phát triển ở môi trường âm đạo mà những nơi ẩm ướt và bóng tối của cơ thể. Dưới đây là những chỗ trên cơ thể dễ làm nấm men phát triển.
|
Ảnh minh họa. Nguồn: Healthplus. |
Kẽ chân. Vớ hoặc giày ẩm ướt và đổ mồ hôi có thể là nguyên nhân nấm men xuất hiện tại đây. Vì thế hãy giữ bàn chân của bạn luôn sạch sẽ và khô ráo để ngăn chặn nấm men phát triển.
Miệng. Nhiễm nấm men vùng này rất phổ biến nhưng thường chỉ xuất hiện ở những trẻ đang bú mẹ hoặc bú bình. Nấm có thể đi vào lưỡi trẻ và gây nhiễm trùng. Biện pháp phòng ngừa là làm sạch các vết loét và những mảng trắng trên lưỡi trẻ hàng ngày.
Ngực. Các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ có nguy cơ bị nấm men trên vú. Bởi miệng của em bé có thể làm thay đổi độ cân bằng pH và độ ẩm khiến nấm men phát triển. Nếu để mồ hôi chảy dưới ngực cũng có thể gây ra nấm men.
Cổ họng. Một số loại thuốc dùng để trị các bệnh thực quản có thể gây ra nấm men như bệnh tiểu đường hoặc những người dùng thuốc kháng sinh lâu ngày, hoặc thuốc corticoit dạng hít chữa hen suyễn, viêm phổi...
Mông. Nhiễm trùng nấm men vùng này có thể bị lây từ tay hoặc do vệ sinh vùng kín không đúng cách làm cho nấm men di chuyển từ âm đạo ra sau.
Dương vật đàn ông. Có đến 15-20% đàn ông bị nhiễm trùng nấm men vùng kín lây qua đường tình dục. Nếu nhiễm nấm men bộ phận sinh dục, bạn nên được điều trị ngay. Khi đang được điều trị nấm men bộ phận sinh dục, quý ông cũng nên tạm ngừng quan hệ tình dục hoặc dùng bao cao su để đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm.