Đã có người đầu tiên tình nguyện ghép đầu

Google News

Người đầu tiên tình nguyện ghép đầu là một bệnh nhân người Nga mắc chứng Werdnig-Hoffmann, tức là bệnh teo dần các cơ không thể chữa khỏi.

Tuy nhiên các đồng nghiệp của vị bác sĩ này  đón nhận dự án với sự hoài nghi về khả năng thành công.
Từ cuối năm 2013, bác sĩ người Italy Sergio Canavero đã thông báo dự án ghép đầu người và dự báo một cuộc giải phẫu như vậy có thể thực hiện được trong vòng 2 năm nữa, hoặc vào năm 2016. Trong số 150 người dự hội nghị ở Annapolis, có Valery Spriridonov, một người Nga 30 tuổi, bệnh nhân tình nguyện ghép đầu, đầu tiên cho cuộc giải phẫu lớn này. Spiridonov mắc bệnh Werdnig-Hoffmann, tức là bệnh teo dần các cơ không thể chữa khỏi. Đây là lần đầu tiên bệnh nhân và bác sĩ gặp nhau.
Da co nguoi dàu tien tình nguyẹn ghép dàu
Dự án ghép đầu người và dự báo một cuộc giải phẫu như vậy có thể thực hiện được trong vòng 2 năm nữa, hoặc vào năm 2016. Ảnh minh họa.
Nhưng sau hai tiếng rưỡi trình bày dự án, bác sĩ Canavera vẫn không thuyết phục được cử tọa, bởi có quá nhiều trở ngại cho cuộc giải phẫu, chẳng hạn như việc tái lập nhanh chóng sự lưu thông máu trong não hay việc kết nối hệ thần kinh đối giao cảm,... Ngay cả kỹ thuật nối tủy sống mà bác sĩ Canavero mô tả cặn kẽ cũng không thuyết phục được các đồng nghiệp về tính khả thi.
Mặt khác, cho dù có ghép đầu thành công, thì theo lời bác sĩ Art Capln ở New York, bệnh nhân phải sử dụng rất nhiều thuốc sau giải phẫu để tránh việc cơ thể chống lại đầu được ghép. Đây là những loại thuốc có độc tính cao và người bệnh dùng những thuốc này không thể sống lâu được. Về phần bác sĩ Canavero cũng thừa nhận là thật sự ông không biết thực hiện toàn bộ cuộc giải phẫu ghép đầu như thế nào, mà chỉ mới đóng góp về ghép tủy sống, phần chủ yếu. Những khâu khác ông kêu gọi các đồng nghiệp hỗ trợ.
Theo M.N./Báo Sức khỏe Đời sống

Bình luận(0)