Bệnh nhân ghép gan “lịch sử” sẽ xuất viện sau 1 tháng

Google News

Được biết, 2 ca ghép gan đầu tiên tại Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ được Bộ Y tế và bệnh viện hỗ trợ kinh phí, ước tính khoảng 1,5 tỉ đồng/ca.

- Ca ghép gan người lớn đầu tiên phía Nam của Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM phối hợp cùng đoàn ghép gan của Bệnh viện ASAN Medical Center (Hàn Quốc) thực hiện sẽ xuất viện sau một tháng. Hiện nay sức khỏe của hai mẹ con bệnh nhân rất tốt. Người cho gan đã cười và nhận ra bố, dì sau 2 tiếng phẫu thuật. Người nhận gan đã tự thở sau một ngày phẫu thuật.
v
Hai mẹ con ca ghép gan sau phẫu thuật.

Ngày 15/10, BS.CK II Phạm Thị Ngọc Thảo, Phó giám đốc bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM cho biết, dự kiến Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ thực hiện ca ghép gan thứ hai với người cho gan đã chết não. Hiện tại sức khỏe của cả hai mẹ con ca ghép đầu tiên đang hồi phục rất tốt, người con đã uống sữa, ăn thức ăn lỏng và người mẹ thì nuôi ăn qua đường tĩnh mạch.

Điều dưỡng chăm sóc ca ghép gan cũng phải… “nhập ngoại”

Được biết, 2 ca ghép gan đầu tiên tại Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ được Bộ Y tế và bệnh viện hỗ trợ kinh phí, ước tính khoảng 1,5 tỉ đồng/ca. Hiện nay, giá một ghép gan của Singapore là 4 tỉ đồng và giá trung bình hiện nay trên thế giới khoảng 2 tỉ đồng.

Thực hiện ghép gan cho người lớn tại nước ta sẽ góp phần cứu sống thêm nhiều bệnh nhân bị xơ gan, suy gan hoặc bệnh nhân bị ung thư gan, góp phần giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân.

Đây là ca ghép gan cho người lớn đầu tiên được thực hiện tại khu vực phía Nam, là ca thứ tám trên cả nước và là ca thứ ba ghép gan từ người cho sống.

Trước đó, Bệnh viện 103 và Bệnh viện Việt - Đức (Hà Nội) đã thực hiện thành công 7 ca ghép gan cho người lớn, trong đó 5 ca từ người chết não và 2 ca từ người sống cho gan.

PGS.TS Nguyễn Tấn Cường, Trưởng khoa Ngoại Gan - Mật - Tụy, Bệnh viện Chợ Rẫy TP. HCM cho biết, ngày 12/10, ca ghép gan cho người lớn đầu tiên được thực hiện tại khu vực phía Nam ở Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, người được ghép gan là bà C.T.K.Đ, 52 tuổi, ngụ tại Đắk Nông và người cho là con trai bà, anh D.H.L (22 tuổi, sinh viên năm 4, Khoa Công nghệ Thông tin Trường Đại học Ngoại ngữ Tin học TP.HCM).
 
Ê-kip thực hiện ca phẫu thuật gồm: 4 bác sĩ  thực hiện gây mê, 6 kỹ thuật viên, 11 phẫu thuật viên của Bệnh viện Chợ Rẫy và 4 phẫu thuật viên Hàn Quốc, 6 cán bộ gây mê hồi sức và 6 điều dưỡng. Ngoài 4 phẫu thuật viên giỏi của Hàn quốc còn cả 2 điều dưỡng của bệnh viện ASAN Medical Center, Hàn Quốc qua tham gia ca ghép và chăm sóc bệnh nhân cho đến khi bệnh nhân rời khỏi phòng hồi sức tích cực.

Không chỉ có điều dưỡng ngoại chăm sóc cho bệnh nhân mà cả các dụng cụ để phẫu thuật ghép cũng phải mang từ bên nước bạn qua, kể cả kim chỉ khâu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, GS Sung Gvu Lee, Đại học Ulsan Hàn Quốc, Giám đốc Trung tâm ghép tạng Hàn Quốc – người trực tiếp phẫu thuật cho ca này cho biết, bộ dụng cụ và trang thiết bị mà các BS của Hàn Quốc mang qua hỗ trợ lần này mới bằng 1/5 số trang thiết bị mà đoàn BS Hàn Quốc từng mang sang hỗ trợ cho Mông Cổ trong ca ghép gan đầu tiên.

Những con số trong ca ghép gan

8h25 - 16h: thời gian phẫu thuật của người cho gan.

8h50 - 22h30: thời gian phẫu thuật cắt gan xơ và ghép gan mới cho bệnh nhân (Hiện nay mật thông tốt, men gan đang giảm dần, ban đầu sau phẫu thuật là hơn 700 ul, hôm nay là hơn 100ul).

Bệnh viện chuẩn bị cho ca ghép gan: 100 bịch máu, 100 bịch huyết tương và 60 đơn vị tiểu cầu để truyền nhưng ca phẫu thuật suôn sẻ nên người nhận gan không phải sử dụng, còn người cho gan sử dụng 8 lít máu.

Gan của người cho sẽ mọc lại sau 6 tuần

PGS.TS Tấn Cường cũng cho biết thêm, gan của người cho sẽ tái sinh sau 6-8 tuần và hồi phục hẳn khoảng 3 tháng với thể tích đạt khoảng 60-80% ban đầu.

Được biết, với ca ghép này, các BS đã lấy 2/3 lá gan của người cho nặng 630gram để ghép cho người nhận. Đặc biệt, bệnh nhân ghép gan không phải uống thuốc chống thải ghép suốt đời như những bệnh nhân ghép tạng khác (tim, thận,…), có đến 30% bệnh nhân ghép gan ngưng uống thuốc chống thải ghép sau 8 năm.
 
Anh con trai cho mẹ gan có sức khỏe ổn định sau 2 tiếng phẫu thuật, bên cạnh là bố và dì vào thăm.
Anh con trai cho mẹ gan có sức khỏe ổn định sau 2 tiếng phẫu thuật, bên cạnh là bố và dì vào thăm.

Trong ca ghép gan đầu tiên của phía Nam này, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật lấy một phần gan của người cho rất nhanh, nhanh hơn cả ca đầu tiên của Hàn Quốc, chỉ mất 15 phút đã hoàn tất việc lấy gan của người cho và tiến hành rửa bằng dung dịch nuôi gan ở nhiệt độ -100OC (VN chưa có loại dung dịch này).

PGS.TS Tấn Cương cho biết thêm, bà C.T.K.Đ bị suy gan đã gần 10 năm và điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy. Do tình trạng bệnh ngày càng xấu, chẩn đoán trước khi ghép, bà Đ. bị xơ gan, lách to giai đoạn cuối kèm theo cường lách (giảm 3 dòng máu ngoại vi: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) nên bệnh nhân phải thực hiện ghép gan.

Bùi Hương
 
Bài đọc nhiều:
 

Bình luận(0)