Bệnh viện Việt Đức đã mổ cấp cứu cho bệnh nhân nam ở Vĩnh Phúc bị hóc xương gà. Đáng chú ý, bệnh nhân có tiền sử tai biến từ năm 2014, khó vận động chân tay và ăn uống.
Mổ cấp cứu bệnh nhân… hóc xương gà
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết từng mổ cấp cứu, cứu sống một bệnh nhân hóc xương gà.
PGS.TS Nguyễn Đức Chính - Giám đốc BV Hữu nghị Việt Đức cho biết, bệnh nhân có tiền sử tai biến từ năm 2014, đôi khi khó khăn trong việc ăn uống và vận động chân tay. Khi ăn thịt gà, bệnh nhân nuốt cả miếng thịt kèm xương lớn và mắc nghẹn ở cổ.
|
Ca mổ cấp cứu bệnh nhân bị hóc xương gà của BV Việt Đức. |
Ngay khi đến Bệnh viện, bệnh nhân được chụp phim cắt lớp vi tính thấy dị vật ngang mức C7-T2, có dị vật kích thước 37x15x24mm. Các bác sĩ tiến hành soi thực quản, nhưng không thể lấy dị vật do khối chắc và lớn nên kíp trực chỉ định mổ cấp cứu.
Tổn thương khi mổ là một đoạn cánh gà cả thịt và xương mắc vào thực quản ngay sụn giáp nhẫn, đây là chỗ hẹp của thực quản nên dị vật hay bị mắc, cũng là điểm yếu của thực quản, được gọi là tam giác Killian rất dễ thủng rách.
Rất may chỗ xương gà nằm theo trục dọc nên đoạn xương nhọn đã chặt ra không chọc thủng thực quản. Các bác sĩ đã mở thực quản lấy đoạn cánh gà, khâu lại thực quản, đặt dẫn lưu vùng cổ và mở thông dạ dày để nuôi dưỡng vì người bệnh sẽ không được ăn đường miệng trong ít nhất một tháng cho đến khi chỗ khâu ở cổ liền.
Đây là trường hợp may mắn vì từng có những bệnh nhân hóc dị vật nhưng đưa đến muộn nên thực quản đã hoại tử gây áp xe trung thất lan rộng, bệnh nhân tử vong do nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng.
Xử lý nhanh khi hóc xương gà
Hóc xương gà là chuyện rất thường gặp từ xưa đến nay. Một giảng viên trường Cao đẳng Y khoa TP HCM phân tích, hóc хương gà haу hóc dị ᴠật nói chung là ᴠấn đề thường gặp, đặc biệt đối ᴠới trẻ nhỏ ᴠà những người có thói quen ăn ᴠội hoặc đùa giỡn khi ăn. Mọi dị ᴠật khi rơi ᴠào đường thở haу mắc lại ở cổ họng đều khiến chúng ta cảm thấу ᴠô cùng khó chịu, trong trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng.
Các chuyên gia cho biết mẹo hóc xương được dân gian truyền lại chưa có sự kiểm chứng mức độ hiệu quả của các chuyên gia, nhiều người dùng mẹo chữa bằng cách nuốt cơm to, nuốt rau, ngậm vỏ quýt, vỏ bười, hay thậm trí là uống nhiều nước,… đã khiến xương bị mắc sâu hơn, phần nhọn ở xương trọc sâu vào thực quản gây những tai biến khó lường. Vì vậy các bác sỹ khuyến cáo điều đầu tiên khi bị hóc xương đó là bạn tuyệt đối không được nuốt thêm bất kì thứ gì vào trong họng.
Trường hợp xương nhỏ, mắc không quá sâu trọng họng chỉ cần há miệng là có thể nhìn thấy hãy nhờ người thân dùng nhíp khéo léo gắp phần xương đó ra, Cố gắng nôn ọe đẩy xương ra ngoài nhưng tuyệt đối không được dùng tay móc họng để nôn. Việc làm này làm cho phần họng bạn bị dãn ra, tạo điều kiện cho mảnh xương bị trôi xuống sâu hơn.
Trường hợp miếng xương khá to, sắc nhọn bạn không nên làm gì hết mà hãy đi đến ngay bác sĩ để được kiểm tra và chữa trị. Không nên làm thêm bất kì biện pháp gì vì xương to rất nguy hiểm đến thực quản. Trên thực tế có nhiều trường hợp người hóc xương cố dùng mọi cách tự lấy xương ra đã gây những biến chứng nghiêm trọng.
Mẹo xử lý hóc xương cơ bản:
Nếu cảm thấy mình hóc xương hay thức ăn khi đang ăn, bạn phải ngừng ăn và khạc hết thức ăn ra khỏi miệng. Súc họng bằng nước lọc theo phương pháp sau: Ngậm một ngụm nước vào miệng, ngửa đầu ra sau, thè lưỡi ra ngoài và kêu "aaa" liên tục để làm cho lọc sọc nước ở trong họng cho đến lúc phải nhổ ra để thở.
Động tác này sẽ giúp lấy xương ra khỏi miệng và vùng họng. Sau khi làm liên tục ba lần mà vẫn cảm giác vướng họng, đau họng khi nuốt thì đến cơ sở y tế để kiểm tra. Tuyệt đối không móc họng hay cố gắng nuốt thức ăn cơm thật nhiều để làm trôi xương.
Tuy nhiên, thông thường, các bác sĩ luôn khuyến cáo, nếu phát hiện bị hóc xương hay hóc dị vật khác, tốt nhất đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, tuyệt đối không nên cố nuốt thêm thức ăn, nước hoặc chữa bằng mẹo có thể sẽ làm tổn thương trầm trọng thêm. Người dân cũng không nên cố lấy dị vật vì lấy không đúng cách có thể đẩy dị vật vào sâu hơn.
Đặc biệt, khi thấy đau khu trú, thường xuyên tại một vị trí cố định trong đường tiêu hóa, bệnh nhân nên đến bệnh viện để thăm khám kịp thời.
Khám sức khỏe, tình cờ phát hiện xương gà cạnh ruột thừa
Giữa năm 2021, tại Bệnh viện Chợ Rẫy có ca bệnh rất đặc biệt. Bệnh nhân nam 48 tuổi khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện, bác sĩ nghi ngờ viêm ruột thừa cấp, kèm dị vật cạnh ruột thừa.
Tiến sĩ Lâm Việt Trung, Trưởng Khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết dị vật đường tiêu hóa xuất phát từ nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là hóc xương, vô tình nuốt xương cá, xương gà hoặc xương động vật khác khi ăn. Trường hợp thường gặp khác là nuốt tăm xỉa răng do thói quen ngậm tăm trong miệng, hoặc vô tình nuốt phải vỉ thuốc đã cắt ra, rất sắc nhọn...
Theo bác sĩ Trung, dị vật đường tiêu hóa có thể gây nhiều hậu quả khác nhau, từ mức độ nhẹ như gây viêm, đến những biến chứng nặng, đe dọa tính mạng. Khi nuốt, dị vật có thể bị kẹt và gây tổn thương ở vùng hầu họng, hoặc xa hơn nữa là vùng thực quản, gây thủng thực quản, thậm chí thủng động mạch chủ ngực.
"Đây là những biến chứng nặng nề nhất, tạo thành ổ áp xe mà một khi vỡ ra, bệnh nhân có thể tử vong ngay lập tức", bác sĩ Trung chia sẻ.