Bệnh nhân tiểu đường nên ăn cả thịt đỏ và thịt trắng: Thịt được chia thành thịt đỏ và thịt trắng theo màu sắc và đặc điểm dinh dưỡng của nó. Thịt đỏ là thịt gia súc như lợn, cừu và thịt trắng là thịt gia cầm, thịt cá và tôm, v.v. (Ảnh minh họa)Thịt đỏ chứa nhiều sắt heme hơn, được cơ thể con người hấp thụ và sử dụng cao. Đây là một nguồn cung cấp chất sắt tốt trong chế độ ăn uống. Việc hấp thụ một cách thích hợp có thể giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Thịt đỏ cũng là nguồn cung cấp kẽm chính trong chế độ ăn uống. Nhưng thịt đỏ rất giàu chất béo và nhiều năng lượng.Thịt trắng có hàm lượng chất béo thấp, trong đó thấp nhất là thịt các loại cá, cá biển sâu cũng rất giàu axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA), có lợi trong việc ngăn ngừa rối loạn lipid máu và các bệnh tim mạch và mạch máu não. Bệnh nhân tiểu đường thường có lipid máu bất thường, dễ mắc bệnh tim mạch, vì vậy người bệnh tiểu đường nên chọn thịt tôm cá, sau đó là thịt gia cầm, thịt đỏ nên ăn điều độ và hạn chế.Vậy loại thịt nào người tiểu đường không nên ăn? Có hai loại thịt đó là thịt đã qua chế biến và thịt được nấu với nhiệt độ quá cao.Thứ nhất là thịt được nấu với nhiệt độ quá cao sẽ làm biến tính protein, hơn nữa chất béo được đun nấu ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra các chất gây ung thư như benzopyrene và các amin dị vòng.Nhiệt độ chiên, quay, rán các loại thịt thường rất cao. Các phương pháp nấu ăn như hấp, luộc có lợi cho sức khỏe hơn.Thứ hai là các sản phẩm thịt đã chế biến ví dụ như thịt, nội tạng và các sản phẩm từ máu đã được xử lý, hun khói hoặc trải qua các quá trình chế biến khác. Nitrit được thêm vào các sản phẩm chế biến có thể chuyển hóa thành nitrosamine gây ung thư.Hơn nữa, các thực phẩm cá, thịt hun khói trong quá trình chế biến để nâng cao khả năng bảo quản và tạo ra hương vị đặc biệt có thể thêm vào một số gia vị đặc biệt, chứa chất gây ung thư benzopyrene.Người bệnh tiểu đường chú ý 2 điểm khi ăn thịt. Đầu tiên, kiểm soát tổng lượng calo nạp vào hàng ngày trong khẩu phần ăn để giữ cân nặng trong giới hạn hợp lý. Nói chung, lượng tiêu thụ hàng ngày từ 50-75 gam thịt gia súc và gia cầm và 50-100 gam tôm và cá là thích hợp.Thứ hai, chất xơ trong rau và hoa quả tươi không những có thể trì hoãn sự gia tăng lượng đường trong máu mà còn làm loãng các chất gây ung thư trong ruột và thúc đẩy quá trình bài tiết. Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường nên ăn nhiều rau tươi, ít nhất 500 gam rau mỗi ngày. Mời quý độc giả xem thêm video: Dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường. Nguồn video: TTV
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn cả thịt đỏ và thịt trắng: Thịt được chia thành thịt đỏ và thịt trắng theo màu sắc và đặc điểm dinh dưỡng của nó. Thịt đỏ là thịt gia súc như lợn, cừu và thịt trắng là thịt gia cầm, thịt cá và tôm, v.v. (Ảnh minh họa)
Thịt đỏ chứa nhiều sắt heme hơn, được cơ thể con người hấp thụ và sử dụng cao. Đây là một nguồn cung cấp chất sắt tốt trong chế độ ăn uống. Việc hấp thụ một cách thích hợp có thể giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Thịt đỏ cũng là nguồn cung cấp kẽm chính trong chế độ ăn uống. Nhưng thịt đỏ rất giàu chất béo và nhiều năng lượng.
Thịt trắng có hàm lượng chất béo thấp, trong đó thấp nhất là thịt các loại cá, cá biển sâu cũng rất giàu axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA), có lợi trong việc ngăn ngừa rối loạn lipid máu và các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Bệnh nhân tiểu đường thường có lipid máu bất thường, dễ mắc bệnh tim mạch, vì vậy người bệnh tiểu đường nên chọn thịt tôm cá, sau đó là thịt gia cầm, thịt đỏ nên ăn điều độ và hạn chế.
Vậy loại thịt nào người tiểu đường không nên ăn? Có hai loại thịt đó là thịt đã qua chế biến và thịt được nấu với nhiệt độ quá cao.
Thứ nhất là thịt được nấu với nhiệt độ quá cao sẽ làm biến tính protein, hơn nữa chất béo được đun nấu ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra các chất gây ung thư như benzopyrene và các amin dị vòng.
Nhiệt độ chiên, quay, rán các loại thịt thường rất cao. Các phương pháp nấu ăn như hấp, luộc có lợi cho sức khỏe hơn.
Thứ hai là các sản phẩm thịt đã chế biến ví dụ như thịt, nội tạng và các sản phẩm từ máu đã được xử lý, hun khói hoặc trải qua các quá trình chế biến khác. Nitrit được thêm vào các sản phẩm chế biến có thể chuyển hóa thành nitrosamine gây ung thư.
Hơn nữa, các thực phẩm cá, thịt hun khói trong quá trình chế biến để nâng cao khả năng bảo quản và tạo ra hương vị đặc biệt có thể thêm vào một số gia vị đặc biệt, chứa chất gây ung thư benzopyrene.
Người bệnh tiểu đường chú ý 2 điểm khi ăn thịt. Đầu tiên, kiểm soát tổng lượng calo nạp vào hàng ngày trong khẩu phần ăn để giữ cân nặng trong giới hạn hợp lý. Nói chung, lượng tiêu thụ hàng ngày từ 50-75 gam thịt gia súc và gia cầm và 50-100 gam tôm và cá là thích hợp.
Thứ hai, chất xơ trong rau và hoa quả tươi không những có thể trì hoãn sự gia tăng lượng đường trong máu mà còn làm loãng các chất gây ung thư trong ruột và thúc đẩy quá trình bài tiết. Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường nên ăn nhiều rau tươi, ít nhất 500 gam rau mỗi ngày.