Cuộc sống của những người "không phải nam, không phải nữ" ở Trung Quốc

Google News

Trước xã hội còn nhiều định kiến, phân biệt, cộng đồng người phi nhị nguyên giới ở Trung Quốc gặp nhiều khó khăn để được sống đúng với bản thân.

Bước xuống một con hẻm gần Tử Cấm Thành trong một ngày tháng 5, Chao Xiaomi (38 tuổi) thu hút nhiều ánh nhìn.
Chao mặc bộ sườn xám bó sát màu tím, móng tay sơn màu hợp rơ và đeo một chiếc vòng tay bằng ngọc bích. Tuy nhiên, nhiều người dân địa phương lại bị thu hút bởi bộ râu đen nổi bật trên gương mặt cô, theo Sixth Tone.
Một số người qua đường trố mắt, chỉ trỏ, nhưng Chao tỏ ra không hề bối rối. Cô tiếp tục mỉm cười trước ống kính, tạo dáng tự tin. Cô đang ở trong buổi chụp hình với nhiếp ảnh gia nổi tiếng Zhang Shaokang.
Đây là hoạt động cô thực hiện sau khi trở thành một trong những người Trung Quốc nổi tiếng đầu tiên công khai là người phi nhị nguyên giới (những người nhìn nhận bản thân không phải là nam hay nữ giới mà là một giới khác).
Cuoc song cua nhung nguoi
Chao Xiaomi là một trong những người đầu tiên ở Trung Quốc công khai là người phi nhị nguyên giới. 
Sống với con người thật
Hiện, ước tính có khoảng 4 triệu người chuyển giới ở Trung Quốc. Tuy nhiên, cộng đồng này hầu như không thấy trên các phương tiện truyền thông chính thống và phải đối mặt với sự phân biệt đối xử sâu sắc. Đặc biệt là ở nơi làm việc, hơn 40% người chuyển giới Trung Quốc cảm thấy buộc phải che giấu bản dạng giới của mình.
Đối với những cá nhân phi nhị nguyên giới hay đa dạng giới, sự kỳ thị họ phải đối mặt thậm chí còn lớn hơn. Chao đang cố gắng thay đổi thái độ của mọi người xung quanh với những người như cô thông qua sức ảnh hưởng của mình.
Đến từ tỉnh Sơn Tây, Chao Xiaomi sinh ra là nam song xác định bản thân như người đa dạng giới trong hơn 10 năm qua. Cô lấy biệt danh Xiaomi, có nghĩa là “hạt gạo nhỏ” trong tiếng Trung Quốc, như một lời nhắc nhở bản thân luôn đứng vững, ngay cả khi người khác coi thường mình.
“Nếu tôi đeo khẩu trang, sẽ không ai chú ý đến tôi. Nhưng ngay khi tôi cởi nó ra, mọi người gọi tôi là quái vật và nguyền rủa tôi chết đi", Chao nói.
Cuoc song cua nhung nguoi
 Chao không còn ngại những ánh nhìn dò xét từ người khác ở nơi công cộng.
Cô phải mất nhiều năm để có thể sống thoải mái như một người phi nhị nguyên giới. Cô xuất hiện công khai từ năm 2016, trở thành một trong những người thuộc cộng đồng của mình lên sóng truyền hình. Tuy nhiên thời điểm đó, cô vẫn cố gắng thể hiện nét nữ tính, che đi mọi khía cạnh nam tính trên ngoại hình bằng cách mặc váy dài cổ điển, trang điểm dịu dàng.
Sau đó, khi cô bắt đầu nhận được những lá thư từ người hâm mộ, nói muốn trở thành một người phụ nữ thanh lịch như cô, nhà hoạt động 38 tuổi mới bắt đầu thấy có điều không ổn.
“Tại sao phụ nữ lúc nào cũng phải thanh lịch? Tại sao phụ nữ không thể thô bạo và nam tính?”, cô đặt câu hỏi.
Cuoc song cua nhung nguoi
 Chao tôn trọng những gì tự nhiên, là bản chất của cơ thể.
Kể từ đó, Chao không còn cố gắng thể hiện vẻ ngoài như một phụ nữ. Cô không trang điểm đậm, chỉ cạo râu khi thấy thích. Tuy nhiên, Chao vẫn sử dụng đại từ chỉ giới nữ thay vì "họ" bởi cảm thấy mình vẫn nghiêng về bản dạng giới nữ hơn. Song, cô thấy việc sử dụng đại từ xưng hô không quá quan trọng.
“Bây giờ tôi không phải là phụ nữ hay đàn ông, nhưng điều này không ngăn cản tôi làm những việc yêu thích trong một vai trò giới tính cụ thể. Đó là sự tự tin để 'vượt qua' về mặt tâm lý, hơn là về thể chất".
Bằng việc chia sẻ kinh nghiệm sống với tư cách người phi nhị nguyên giới trên trang cá nhân, Chao hy vọng sẽ giúp công chúng Trung Quốc hiểu rõ hơn về cộng đồng LGBT cũng như hướng dẫn cho những người chuyển giới trẻ còn đang hoang mang về bản dạng giới của họ.
Lan tỏa
Hiện, Chao được coi là một trong những người đi tiên phong trong cộng đồng của mình ở Trung Quốc. Tuy nhiên, cô đã nhanh chóng nhận được nhiều sự ủng hộ của các nhân vật nổi tiếng trong cộng đồng LGBT và phong trào phi nhị nguyên giới cũng đang đạt được sức hút.
Nhà nhân chủng học nữ quyền Yujue đã ca ngợi Chao trong một bài báo xuất bản vào tháng 8: “Chuyển giới nên được coi là một động từ. Đó là cuộc hành trình kỳ diệu vượt ra ngoài khuôn khổ hai giới. Chao là một ví dụ xuất sắc về sự chuyển đổi này".
Lacey Wang (32 tuổi) - người mẫu chuyển giới từng đại diện cho Trung Quốc tại cuộc thi Miss International Queen 2020 - cũng rất ấn tượng trước cách hành động không sợ hãi của Chao.
Wang phẫu thuật chuyển giới năm 2007, bỏ học đại học để hoàn thành một loạt bài kiểm tra và điều trị tâm lý mà người chuyển giới bắt buộc phải trải qua trước khi làm phẫu thuật tại Trung Quốc.
Cuoc song cua nhung nguoi
Theo Wang, cộng đồng LGBT hiện nay không cần chạy theo những tiêu chuẩn vẻ ngoài truyền thống. 
Vào thời điểm đó, Wang cảm thấy phẫu thuật là cách duy nhất để giúp cô có thể tiếp tục tồn tại.
“Tôi không có nhiều lựa chọn vào thời điểm đó, tôi không thể sống trong cơ thể đàn ông nữa, vì vậy tôi phải phẫu thuật chuyển giới, nếu không chắc tôi sẽ tự sát. Nhưng nếu khi đó được nói chuyện với các nhà tâm lý, có thể tôi sẽ học cách sống hạnh phúc với một cơ thể và tâm trí không đồng nhất như Chao. Tôi rất ngưỡng mộ cô ấy”, Wang nói.
Chao cho rằng nhu cầu cấp thiết hiện nay là phải cung cấp cho những người LGBT trẻ tuổi ở Trung Quốc khả năng tiếp cận nhiều hơn với các nguồn chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Những người chuyển giới Trung Quốc thường gặp phải các thách thức về sức khỏe tâm thần do sự kỳ thị của xã hội, áp lực phải che giấu bản dạng giới của họ và thiếu sự hỗ trợ sẵn có.
Theo một báo cáo năm 2017, hơn 61% người chuyển giới ở nước này trải qua các mức độ trầm cảm khác nhau, với hơn 21% có hành vi tự làm hại bản thân và gần 13% có hành vi tự tử.
“Tôi ước có nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe hơn cho bọn trẻ. Họ xứng đáng được biết mọi thứ trong thời đại mà chúng ta có thể dễ dàng bị bủa vây bởi những thông tin sai lệch trên mạng".
Theo Mai An/ Zing

>> xem thêm

Bình luận(0)