1. Tìm hiểu nguyên nhân của nỗi sợ hãi: Bé thích khám phá nên những gì bé tìm thấy được có thể khiến bé thích thú, đôi khi cũng sẽ làm bé sợ, nỗi sợ do hình thù đồ vật, do tiếng động hoặc cũng có thể do tự bé nghĩ ra. Ảnh: storyfox.ru.2. Tâm sự cùng bé: Cha mẹ nên quan tâm tới những điều con nói về nỗi sợ, quan tâm tới điều bé nói, cách diễn tả của bé, đừng ngó lơ khi bé sợ, hãy đồng cảm và trân trọng những cảm xúc đầu đời này. Ảnh: nhakhoaplus.com.3. Đừng cười nhạo nỗi sợ của bé: Bạn sẽ làm nỗi sợ của bé tiêu tan nếu quan tâm bé, ngược lại nếu bạn trêu chọc, cười nhạo khi bé sợ sẽ chẳng thể giúp bé vượt qua được mà càng khiến bé sợ hơn. Ảnh: tadi.vn.4. Đưa ra những lời khuyên đúng đắn. Hãy vực dậy tinh thần của bé bằng những lời động viên thay vì những lời chỉ trích như "lớn rồi mà còn sợ." Ảnh: SongKhoe.vn.5. Đừng ép trẻ đối diện với nỗi sợ. Khi bé chưa thực sự sẵn sàng, ép bé trở thành "người lớn" trong mắt cha mẹ không phải là một phương án hay. Hãy cho bé thời gian để bé thích nghi dần dần, và hãy nhớ rằng luôn bên cạnh động viên bé nhé. Ảnh: Meyeucon.vn.6. Làm tấm gương cho con: Con bạn sẽ trưởng thành hơn khi thấy bố mẹ chúng bạo dạn can đảm trong mọi tình huống. Bé sẽ học hỏi theo những cách mà bố mẹ làm để đối mặt với nỗi sợ hãi. Ảnh: beyeu.com.7. Không cho con xem những nhân vật đáng sợ trên sách báo, ti vi. Đừng mở phim kinh dị trước mặt bé, không mua cho con những loại sách báo, truyện tranh có nhân vật ghê rợn. Ngoài ra, hãy kiên nhẫn giúp bé hiểu sự khác biệt giữa phim ảnh và thực tế. Ảnh: dantri.com.vn.8. Đi "bắt quái vật" cùng con. Dắt con đi dạo vòng quanh sau nhà, phòng ngủ và bất kỳ nơi nào con cảm thấy sợ. Mở hết cửa, soi đèn dưới gầm giường để cho con thấy chẳng có gì dưới đó cả. Nếu con sợ bóng hình hoặc âm thanh gì đó không rõ, hãy cùng thảo luận và tìm hiểu cùng con xem thực chất đó là gì. Ảnh: kienthuc.net.vn.9. Luôn nhắc con rằng bạn luôn bên cạnh bé: Bé sẽ chỉ yên tâm khi bạn bên cạnh bé, hãy cho bé sống tự lập nhưng đừng bỏ rơi bé nhé, bé sẽ cảm thấy bạn luôn ủng hộ và nhanh chóng vượt qua nỗi sợ của mình đấy. Ảnh: huffingtonpost.com.
1. Tìm hiểu nguyên nhân của nỗi sợ hãi: Bé thích khám phá nên những gì bé tìm thấy được có thể khiến bé thích thú, đôi khi cũng sẽ làm bé sợ, nỗi sợ do hình thù đồ vật, do tiếng động hoặc cũng có thể do tự bé nghĩ ra. Ảnh: storyfox.ru.
2. Tâm sự cùng bé: Cha mẹ nên quan tâm tới những điều con nói về nỗi sợ, quan tâm tới điều bé nói, cách diễn tả của bé, đừng ngó lơ khi bé sợ, hãy đồng cảm và trân trọng những cảm xúc đầu đời này. Ảnh: nhakhoaplus.com.
3. Đừng cười nhạo nỗi sợ của bé: Bạn sẽ làm nỗi sợ của bé tiêu tan nếu quan tâm bé, ngược lại nếu bạn trêu chọc, cười nhạo khi bé sợ sẽ chẳng thể giúp bé vượt qua được mà càng khiến bé sợ hơn. Ảnh: tadi.vn.
4. Đưa ra những lời khuyên đúng đắn. Hãy vực dậy tinh thần của bé bằng những lời động viên thay vì những lời chỉ trích như "lớn rồi mà còn sợ." Ảnh: SongKhoe.vn.
5. Đừng ép trẻ đối diện với nỗi sợ. Khi bé chưa thực sự sẵn sàng, ép bé trở thành "người lớn" trong mắt cha mẹ không phải là một phương án hay. Hãy cho bé thời gian để bé thích nghi dần dần, và hãy nhớ rằng luôn bên cạnh động viên bé nhé. Ảnh: Meyeucon.vn.
6. Làm tấm gương cho con: Con bạn sẽ trưởng thành hơn khi thấy bố mẹ chúng bạo dạn can đảm trong mọi tình huống. Bé sẽ học hỏi theo những cách mà bố mẹ làm để đối mặt với nỗi sợ hãi. Ảnh: beyeu.com.
7. Không cho con xem những nhân vật đáng sợ trên sách báo, ti vi. Đừng mở phim kinh dị trước mặt bé, không mua cho con những loại sách báo, truyện tranh có nhân vật ghê rợn. Ngoài ra, hãy kiên nhẫn giúp bé hiểu sự khác biệt giữa phim ảnh và thực tế. Ảnh: dantri.com.vn.
8. Đi "bắt quái vật" cùng con. Dắt con đi dạo vòng quanh sau nhà, phòng ngủ và bất kỳ nơi nào con cảm thấy sợ. Mở hết cửa, soi đèn dưới gầm giường để cho con thấy chẳng có gì dưới đó cả. Nếu con sợ bóng hình hoặc âm thanh gì đó không rõ, hãy cùng thảo luận và tìm hiểu cùng con xem thực chất đó là gì. Ảnh: kienthuc.net.vn.
9. Luôn nhắc con rằng bạn luôn bên cạnh bé: Bé sẽ chỉ yên tâm khi bạn bên cạnh bé, hãy cho bé sống tự lập nhưng đừng bỏ rơi bé nhé, bé sẽ cảm thấy bạn luôn ủng hộ và nhanh chóng vượt qua nỗi sợ của mình đấy. Ảnh: huffingtonpost.com.