Mặc dù ghép lại chân tay sau khi chặt đứt là một phương pháp phẫu thuật phổ biến hiện nay nhưng phương pháp phẫu thuật này đòi hỏi kỹ thuật và độ chính xác rất cao.
Rất nhiều vụ việc như tai nạn giao thông hay tai nạn lao động dẫn đến việc nạn nhân bị cắt lìa một phần chân tay. Nền y học hiện đại đã có đủ trình độ để có thể ghép lại bộ phận bị đứt lìa nhưng việc này đòi hỏi rất nhiều yếu tố.
|
Người đàn ông đầu tiên trên thế giới được ghép cả hai tay từ người khác. |
Yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố quan trọng nhất đó là ca phẫu thuật ghép phải được thực hiện trong thời gian sớm nhất có thể vì càng để lâu độ khó của ca cấy ghép sẽ càng tăng. Nếu mức độ tổn thương của bộ phận bị đứt liền là không quá lớn, số lượng động mạch và tĩnh mạch không bị tổn thương quá nhiều thì vẫn đòi hỏi việc bảo quản bộ phận đứt rời trong môi trường đặc biệt.
Trong trường hợp bệnh viện ở quá xa nơi xảy ra tai nạn thì cách bảo quản đơn giản nhất đó là là sử dụng đá lạnh. Hạ thấp nhiệt độ của bộ phận đứt rời sẽ khiến chúng có thể kéo dài khoảng "thời gian vàng" ra đủ lâu để đưa đến bệnh viện.
Khoảng "thời gian vàng" nằm trong khoảng 1 tiếng sau khi bộ phận bị đứt lìa, trong khoảng thời gian này mọi chức năng và cấu tạo của bộ phận bị đứt lìa vẫn ở trong trạng thái tốt nhất. Nhưng nếu kéo dài hơn khoảng thời gian này thì các tổn thương sẽ bắt đầu xuất hiện, đầu tiên là các mạch máu sẽ đông đặc lại và bị sơ hóa và trong môi trường có nhiệt độ cao trên 35 độ thì chỉ trong ba tiếng là bộ phận đứt lìa sẽ bốc mùi hôi thối, hoàn toàn mất khả năng cấy ghép.
|
Cách bảo quản tốt nhất là cấy tay vào chân bệnh nhân để lấy máu và chất dinh dưỡng ở chân "nuôi" cánh tay. Sau một thời gian nếu bộ phận này phục hồi tốt các bác sỹ sẽ ghép lại vào đúng chỗ của nó. |
Mặc dù vậy, việc được bảo quản trong môi trường lạnh như trong thùng đá hay trong ngăn đá tủ lạnh có thể giúp bộ phận đứt lìa kéo dài "thời gian vàng" lên tới 12 tiếng và bảo quản trong môi trường hóa chất đặc biệt của bệnh viện thì quãng thời gian này có thể tính bằng ngày.
Thực ra việc nối lại bộ phận đã đứt lìa không hề khó, khó là ở chỗ bộ phận đứt lìa đó nếu không được bảo quản tốt trước khi nối sẽ dẫn đến việc hoại tử sau phẫu thuật và bệnh nhân sẽ lại phải cắt bỏ phần hoại tử đó đi. Nguy hiểm hơn, một số trường hợp hoại tử có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, gây nguy hiểm cho các bộ phận khác trên cơ thể.
Video cấy tay vào chân để "nuôi" trước khi ghép vào đúng vị trí (nguồn youtube)