Nhiều người nghĩ, đột quỵ là bệnh của người già song điều này không đúng. Ngày 2/5/2020, Bệnh viện Nhân dân Thâm Quyến từng tiếp nhận trường hợp bệnh nhân đột quỵ rất trẻ, chỉ 24 tuổi. Buổi sáng ngủ dậy, cô gái liệt nửa người bên trái nên được người nhà đưa đi cấp cứu. (Ảnh: Sohu, minh họa)Tiếp nhận ca bệnh, bác sĩ chỉ định chụp CT. Hình ảnh cho thấy, bệnh nhân bị phình động mạch não. Một khi mạch máu não vỡ sẽ xảy ra tình trạng xuất huyết nội sọ, nguy hiểm tính mạng bất cứ khi nào.Kết quả chẩn đoán khiến bác sĩ rất ngạc nhiên. Sau khi hỏi về chế độ sinh hoạt, bác sĩ nhận định rất có thể thói quen sinh hoạt không lành mạnh là nguyên nhân gây đột quỵ. Hóa ra, Cai rất hay thức khuya. Ngày nào cô cũng thức làm việc tới 1 giờ sáng mới ngủ và tỉnh giấc vào 9 giờ hôm sau.Khi được bác sĩ thông báo tình trạng sức khỏe, cô gái gục khóc vì hối hận, ký giấy xác nhận đồng ý phẫu thuật. May mắn thay, ca phẫu thuật thành công, bệnh nhân hồi phục tốt và được phép xuất viện.Qua trường hợp bệnh của Cai, bác sĩ nhấn mạnh thói quen thức khuya làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mạch máu. Dù bận rộn, các bạn trẻ cần ý thức sức khỏe là tài sản lớn nhất. Không nên đánh đổi sức khỏe để đạt mục tiêu trước mắt.Ngoài làm tăng nguy cơ đột quỵ, thức khuya còn gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng khác như mất trí nhớ. Được biết, khi ngủ, cơ thể sẽ thư giãn, sửa chữa để tự phục hồi. Nếu không đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, não bộ sẽ bị ảnh hưởng, gây nên các vấn đề như suy giảm trí nhớ, mất tập trung, phản ứng chậm, đau đầu...Rối loạn nội tiết. Thường xuyên thức khuya có thể dẫn đến rối loạn chức năng nội tiết. Nhiều trường hợp ghi nhận cơ thể có sự biến động lớn về lượng hormone, dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe tổng thể.Các vấn đề về da. Thức khuya, căng thẳng kéo dài khiến cơ thể dễ rối loạn nội tiết tố, da mất độ ẩm dẫn đến hình thành nhiều nếp nhăn. Người thức khuya cũng thường có làn da xỉn màu, mụn trứng cá, mụn thịt và quầng thâm quanh mắt.Dễ tăng cân. Thức khuya thời gian dài sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Đồng thời, ảnh hưởng quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể. Đặc biệt chất béo, chất bột đường và độc tố rất dễ tích tụ trong cơ thể. Theo thời gian, bạn sẽ tăng cân khó kiểm soát.Suy giảm chức năng miễn dịch. Thức khuya khiến cơ thể không được nghỉ ngơi đúng cách, lâu dần gây suy kiệt cơ thể. Điều này đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch cũng suy yếu, khiến chúng ta dễ mắc bệnh hơn.Các vấn đề tim mạch. Đêm là khoảng thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, vì vậy, vào khoảng thời gian này nhịp tim thường hạ, mạch máu chậm. Việc thức khuya quá nhiều sẽ khiến cho nội tạng không hoạt động đúng nhịp như bình thường, nhịp tim không thể điều chỉnh được kịp thời, dễ gây ra các bệnh về tim mạch, huyết áp. Mời độc giả xem thêm video: Sâu răng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não. Nguồn video: THĐT
Nhiều người nghĩ, đột quỵ là bệnh của người già song điều này không đúng. Ngày 2/5/2020, Bệnh viện Nhân dân Thâm Quyến từng tiếp nhận trường hợp bệnh nhân đột quỵ rất trẻ, chỉ 24 tuổi. Buổi sáng ngủ dậy, cô gái liệt nửa người bên trái nên được người nhà đưa đi cấp cứu. (Ảnh: Sohu, minh họa)
Tiếp nhận ca bệnh, bác sĩ chỉ định chụp CT. Hình ảnh cho thấy, bệnh nhân bị phình động mạch não. Một khi mạch máu não vỡ sẽ xảy ra tình trạng xuất huyết nội sọ, nguy hiểm tính mạng bất cứ khi nào.
Kết quả chẩn đoán khiến bác sĩ rất ngạc nhiên. Sau khi hỏi về chế độ sinh hoạt, bác sĩ nhận định rất có thể thói quen sinh hoạt không lành mạnh là nguyên nhân gây đột quỵ. Hóa ra, Cai rất hay thức khuya. Ngày nào cô cũng thức làm việc tới 1 giờ sáng mới ngủ và tỉnh giấc vào 9 giờ hôm sau.
Khi được bác sĩ thông báo tình trạng sức khỏe, cô gái gục khóc vì hối hận, ký giấy xác nhận đồng ý phẫu thuật. May mắn thay, ca phẫu thuật thành công, bệnh nhân hồi phục tốt và được phép xuất viện.
Qua trường hợp bệnh của Cai, bác sĩ nhấn mạnh thói quen thức khuya làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mạch máu. Dù bận rộn, các bạn trẻ cần ý thức sức khỏe là tài sản lớn nhất. Không nên đánh đổi sức khỏe để đạt mục tiêu trước mắt.
Ngoài làm tăng nguy cơ đột quỵ, thức khuya còn gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng khác như mất trí nhớ. Được biết, khi ngủ, cơ thể sẽ thư giãn, sửa chữa để tự phục hồi. Nếu không đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, não bộ sẽ bị ảnh hưởng, gây nên các vấn đề như suy giảm trí nhớ, mất tập trung, phản ứng chậm, đau đầu...
Rối loạn nội tiết. Thường xuyên thức khuya có thể dẫn đến rối loạn chức năng nội tiết. Nhiều trường hợp ghi nhận cơ thể có sự biến động lớn về lượng hormone, dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe tổng thể.
Các vấn đề về da. Thức khuya, căng thẳng kéo dài khiến cơ thể dễ rối loạn nội tiết tố, da mất độ ẩm dẫn đến hình thành nhiều nếp nhăn. Người thức khuya cũng thường có làn da xỉn màu, mụn trứng cá, mụn thịt và quầng thâm quanh mắt.
Dễ tăng cân. Thức khuya thời gian dài sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Đồng thời, ảnh hưởng quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể. Đặc biệt chất béo, chất bột đường và độc tố rất dễ tích tụ trong cơ thể. Theo thời gian, bạn sẽ tăng cân khó kiểm soát.
Suy giảm chức năng miễn dịch. Thức khuya khiến cơ thể không được nghỉ ngơi đúng cách, lâu dần gây suy kiệt cơ thể. Điều này đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch cũng suy yếu, khiến chúng ta dễ mắc bệnh hơn.
Các vấn đề tim mạch. Đêm là khoảng thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, vì vậy, vào khoảng thời gian này nhịp tim thường hạ, mạch máu chậm. Việc thức khuya quá nhiều sẽ khiến cho nội tạng không hoạt động đúng nhịp như bình thường, nhịp tim không thể điều chỉnh được kịp thời, dễ gây ra các bệnh về tim mạch, huyết áp.
Mời độc giả xem thêm video: Sâu răng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não. Nguồn video: THĐT