Bác sĩ Hứa Thư Hoa - bác sĩ chuyên khoa ung bướu người Trung Quốc cho biết, có rất nhiều hạch bạch huyết ở cổ, nách và bẹn của con người. Những hạch này có thể sản xuất tế bào lympho, chống lại vi rút và vi khuẩn lạ, chịu trách nhiệm bảo vệ và miễn dịch. Tuy nhiên, nếu những mô hoặc tế bào gặp vấn đề, bị đảo lộn, nó sẽ phát triển thành ung thư hạch.Đáng mừng là ung thư hạch là một trong những loại ung thư có khả năng chữa khỏi cao, đặc biệt ở giai đoạn đầu. Nếu sờ thấy hạch bạch huyết trên cơ thể sưng tấy, mịn và đau thì có thể do bị viêm, nhiễm trùng dẫn tới sưng tạm thời, sau khi nhiễm trùng thì vết sưng tấy đó sẽ biến mất.Tuy nhiên, nếu khối u lớn hơn 2cm, hoặc có cảm giác như chùm nho, mặc dù không đau nhưng mãi không hết, không đỡ, không lặn đi thì lập tức đến bệnh viện ngay.Bên cạnh đó, có 6 dấu hiệu triệu chứng đi kèm với khối u, đặc trưng cho bệnh ung thư hạch bạch huyết, bao gồm: Sốt; đổ mồ hôi ban đêm; ngứa da; trong vòng nửa năm, cân nặng sụt mất 10% so với trọng lượng ban đầu; thở khó, ho nhiều và tăng bạch huyết bất thường. Lưu ý, nếu các dấu hiệu trên kèm theo sưng hạch, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.Đàn ông có nhiều khả năng bị ung thư hạch hơn phụ nữ. Đồng thời, những người có khả năng miễn dịch thấp, mắc bệnh AIDS, cấy ghép nội tạng hoặc tủy xương, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc viêm gan C, Helicobacter pylori và virus herpes ở người loại IV và loại 8, hội chứng chuyển hóa và người cao tuổi có nguy cơ mắc ung thư hạch cao hơn những người khác.Về phòng bệnh, bác sĩ Hứa Thư Hoa kêu gọi mọi người ăn uống đầy đủ, đảm bảo chất lượng giấc ngủ, tập thể dục, không hút thuốc, uống rượu, nhai trầu, thức khuya, ít ăn thịt đỏ và đồ nướng, cố gắng duy trì tinh thần tốt, giảm căng thẳng. Thói quen tốt có thể cải thiện khả năng miễn dịch tổng thể, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.Về chữa bệnh, hiện nay có nhiều phương pháp điều trị ung thư hạch cổ. Trong đó có thể kể đến các phương pháp như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và ghép tế bào gốc.Phẫu thuật là cách cắt bỏ khối u hạch ở cổ ác tính rồi kết hợp với xạ trị và hóa trị. Còn xạ trị là sử dụng một chùm tia bức xạ với năng lượng lớn và bắn vào hạch bị ung thư để tiêu diệt các tế bào ung thư và thường sử dụng sau hậu phẫu hoặc trường hợp không thể phẫu thuật được nữa.Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư hạch cổ chủ yếu.Ghép tế bào gốc là phương pháp sử dụng trong trường hợp xấu nhất hoặc trường hợp tái phát và không thể đáp ứng được điều trị. Đây là phương pháp phức tạp cần phải có đội ngũ bác sĩ giỏi và cũng rất tốn kém. Mời quý độc giả xem video: Liệu pháp miễn dịch tự thân: Hy vọng mới trong điều trị ung thư. Nguồn: VTV1
Bác sĩ Hứa Thư Hoa - bác sĩ chuyên khoa ung bướu người Trung Quốc cho biết, có rất nhiều hạch bạch huyết ở cổ, nách và bẹn của con người. Những hạch này có thể sản xuất tế bào lympho, chống lại vi rút và vi khuẩn lạ, chịu trách nhiệm bảo vệ và miễn dịch. Tuy nhiên, nếu những mô hoặc tế bào gặp vấn đề, bị đảo lộn, nó sẽ phát triển thành ung thư hạch.
Đáng mừng là ung thư hạch là một trong những loại ung thư có khả năng chữa khỏi cao, đặc biệt ở giai đoạn đầu. Nếu sờ thấy hạch bạch huyết trên cơ thể sưng tấy, mịn và đau thì có thể do bị viêm, nhiễm trùng dẫn tới sưng tạm thời, sau khi nhiễm trùng thì vết sưng tấy đó sẽ biến mất.
Tuy nhiên, nếu khối u lớn hơn 2cm, hoặc có cảm giác như chùm nho, mặc dù không đau nhưng mãi không hết, không đỡ, không lặn đi thì lập tức đến bệnh viện ngay.
Bên cạnh đó, có 6 dấu hiệu triệu chứng đi kèm với khối u, đặc trưng cho bệnh ung thư hạch bạch huyết, bao gồm: Sốt; đổ mồ hôi ban đêm; ngứa da; trong vòng nửa năm, cân nặng sụt mất 10% so với trọng lượng ban đầu; thở khó, ho nhiều và tăng bạch huyết bất thường. Lưu ý, nếu các dấu hiệu trên kèm theo sưng hạch, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
Đàn ông có nhiều khả năng bị ung thư hạch hơn phụ nữ. Đồng thời, những người có khả năng miễn dịch thấp, mắc bệnh AIDS, cấy ghép nội tạng hoặc tủy xương, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc viêm gan C, Helicobacter pylori và virus herpes ở người loại IV và loại 8, hội chứng chuyển hóa và người cao tuổi có nguy cơ mắc ung thư hạch cao hơn những người khác.
Về phòng bệnh, bác sĩ Hứa Thư Hoa kêu gọi mọi người ăn uống đầy đủ, đảm bảo chất lượng giấc ngủ, tập thể dục, không hút thuốc, uống rượu, nhai trầu, thức khuya, ít ăn thịt đỏ và đồ nướng, cố gắng duy trì tinh thần tốt, giảm căng thẳng. Thói quen tốt có thể cải thiện khả năng miễn dịch tổng thể, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Về chữa bệnh, hiện nay có nhiều phương pháp điều trị ung thư hạch cổ. Trong đó có thể kể đến các phương pháp như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và ghép tế bào gốc.
Phẫu thuật là cách cắt bỏ khối u hạch ở cổ ác tính rồi kết hợp với xạ trị và hóa trị. Còn xạ trị là sử dụng một chùm tia bức xạ với năng lượng lớn và bắn vào hạch bị ung thư để tiêu diệt các tế bào ung thư và thường sử dụng sau hậu phẫu hoặc trường hợp không thể phẫu thuật được nữa.
Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư hạch cổ chủ yếu.
Ghép tế bào gốc là phương pháp sử dụng trong trường hợp xấu nhất hoặc trường hợp tái phát và không thể đáp ứng được điều trị. Đây là phương pháp phức tạp cần phải có đội ngũ bác sĩ giỏi và cũng rất tốn kém.