Cơm âm phủ: Lần đầu đến Huế, thấy tên cơm âm phủ trong thực đơn, ai cũng tò mò và muốn khám phá cho kì được. Và rồi thực khách sẽ vô cùng ngạc nhiên, thích thú khi món ăn có tên độc dị pha chút rờn rợn ấy lại đẹp mắt và ngon miệng vô cùng.Chế biến cơm âm phủ không khó, quan trọng là chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu như trứng chiên, nem chua, chả giò, thịt nướng, dưa leo, tôm tươi rang... Mỗi loại xắt thành từng sợi nhỏ rồi sắp xếp xung quanh cơm trắng nấu bằng gạo An Cựu.Ăn kèm với cơm âm phủ không thể thiếu một chén nước mắm có pha tỏi, đường, nước cốt chanh. Rưới nước mắm và trộn đều cơm cùng các loại thức ăn trước khi thưởng thức, có như vậy mới thấy hết cái ngon của món ăn này.Sỏi mầm: Nếu chỉ nghe tên, chắc không ít người băn khoăn và liên tưởng ngay món “mầm đá” trong truyện Trạng Quỳnh hoặc nghĩ mình sắp được nếm một món ăn mang hình dáng giống… sỏi. Tuy nhiên tên gọi này thực chất xuất phát từ cách chế biến.Khi gọi sỏi mầm, thực khách sẽ được thưởng thức món thịt lợn rừng chế biến theo một cách đặc biệt. Mỗi suất ăn bao gồm 3-4 viên sỏi được nung thật nóng, dùng để nướng chín thịt heo rừng. Lợn rừng sau khi được ướp gia vị thì được đặt lên sỏi. Sức nóng từ viên sỏi sẽ nướng và giúp làm chín thịt.Sà bì chưởng: Du khách đến Sài Gòn nghe món ăn này thấy lạ tai, nhưng thực chất chỉ là cách nói khác để nhắc đến cơm tấm sườn bì chả - món ăn đặc trưng của người miền Nam. Món này được bày bán ở rất nhiều con phố, hấp dẫn nhiều người từ giới bình dân cho đến những vị khách khó tính.Một đĩa cơm tấm ngon phải khơi dậy được ở thực khách từ khứu giác đến vị giác. Cơm phải đúng tấm, xốp. Sườn được ướp vừa đủ gia vị, nướng khéo để có màu vàng ánh, đậm đà, giòn bên ngoài nhưng mềm ngọt bên trong. Khi bày ra đĩa, hương thơm ngào ngạt của cơm tấm phải hòa vào vị ngọt của sườn, nước chấm, tóp mỡ, hành phi…Nhiều người còn cho rằng, cơm tấm sườn bì chả ngon nhất ở Sài Gòn là phải ăn vào lúc nửa đêm hoặc về sáng, giữa lòng thành phố tĩnh mịch. Vậy nên, nếu đi một vòng thành phố vào lúc đêm muộn, sẽ không khó để bạn thấy những quán cơm bình dân bên đường, không bảng hiệu nhưng rất đông khách.Pa pỉnh tộp: Được chuẩn bị cẩn thận, cầu kỳ từ nguyên liệu đến thanh tre nướng, pa pỉnh tộp chứa đựng biết bao tình cảm, sự khéo léo của người Thái. Lên vùng Tây Bắc, nếu có cơ hội thưởng thức món cá nướng gập, du khách sẽ khó lòng quên được hương vị độc đáo này.Để chế biến được món pa pỉnh tộp, người ta cần đến rất nhiều các loại gia vị như gừng, xả, ớt tươi, rau mùi, rau thơm, hành tươi, húng… Nhưng món ăn này nhất thiết không được thiếu mắc khén, một loại gia vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc.Cá sau khi tẩm ướp các loại gia vị cho ngấm đều thì được gập đôi lại, cho vào một đoạn tre để kẹp chặt rồi nướng trên than củi đã hồng. Người nướng cá phải rất khéo léo để làm sao cho cá chín không bị ám khói mà vẫn giữ được hương vị tự nhiên. Ăn pa pỉnh tộp đúng vị phải kèm chút xôi nếp chấm với chẩm chéo, thêm chút rượu ngô cay cay, tê tê.Món khâu nhục: Vào những dịp lễ tết, nhà mới, đám cưới… của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn không thể thiếu món khâu nhục cổ truyền. Khâu nhục hay còn gọi là “nằm khâu”, vốn dĩ mang màu sắc văn hóa Trung Quốc, nhưng qua bàn tay của người dân xứ Lạng đã được biến tấu và trở thành món ngon, độc đáo. Món ăn được chế biến khá cầu kì từ thịt ba chỉ sau khi đã ướp kĩ các loại gia vị như húng lìu, ngũ vị hương, địa liền, mật ong, rượu, dấm, xì dầu… và hấp cách thuỷ trong thời gian dài. Khâu nhục làm xong có màu vàng đều, hấp dẫn và mùi thơm đặc trưng không lẫn vào đâu. Thưởng thức khâu nhục cùng chén rượu cay sẽ làm bạn thấy ấm lòng hơn giữa núi rừng Tây Bắc.Cháo ấu tẩu là một trong những món ăn Việt truyền thống nhưng lại có tên lạ ít người biết đến. Đây là món ăn đặc trưng ở vùng quê Hà Giang. Cháo nấu từ củ ấu tẩu, gạo tẻ, nếp cái, chân giò... rất hấp dẫn.Phá lấu: Chắc hẳn không phải ai cũng biết đến món phá lấu. Phá lấu có thể làm từ nhiều bộ phận khác nhau của heo như bao tử, lưỡi, phèo, chân giò, tai heo… Ảnh: Internet.Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.
Cơm âm phủ: Lần đầu đến Huế, thấy tên cơm âm phủ trong thực đơn, ai cũng tò mò và muốn khám phá cho kì được. Và rồi thực khách sẽ vô cùng ngạc nhiên, thích thú khi món ăn có tên độc dị pha chút rờn rợn ấy lại đẹp mắt và ngon miệng vô cùng.
Chế biến cơm âm phủ không khó, quan trọng là chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu như trứng chiên, nem chua, chả giò, thịt nướng, dưa leo, tôm tươi rang... Mỗi loại xắt thành từng sợi nhỏ rồi sắp xếp xung quanh cơm trắng nấu bằng gạo An Cựu.
Ăn kèm với cơm âm phủ không thể thiếu một chén nước mắm có pha tỏi, đường, nước cốt chanh. Rưới nước mắm và trộn đều cơm cùng các loại thức ăn trước khi thưởng thức, có như vậy mới thấy hết cái ngon của món ăn này.
Sỏi mầm: Nếu chỉ nghe tên, chắc không ít người băn khoăn và liên tưởng ngay món “mầm đá” trong truyện Trạng Quỳnh hoặc nghĩ mình sắp được nếm một món ăn mang hình dáng giống… sỏi. Tuy nhiên tên gọi này thực chất xuất phát từ cách chế biến.
Khi gọi sỏi mầm, thực khách sẽ được thưởng thức món thịt lợn rừng chế biến theo một cách đặc biệt. Mỗi suất ăn bao gồm 3-4 viên sỏi được nung thật nóng, dùng để nướng chín thịt heo rừng. Lợn rừng sau khi được ướp gia vị thì được đặt lên sỏi. Sức nóng từ viên sỏi sẽ nướng và giúp làm chín thịt.
Sà bì chưởng: Du khách đến Sài Gòn nghe món ăn này thấy lạ tai, nhưng thực chất chỉ là cách nói khác để nhắc đến cơm tấm sườn bì chả - món ăn đặc trưng của người miền Nam. Món này được bày bán ở rất nhiều con phố, hấp dẫn nhiều người từ giới bình dân cho đến những vị khách khó tính.
Một đĩa cơm tấm ngon phải khơi dậy được ở thực khách từ khứu giác đến vị giác. Cơm phải đúng tấm, xốp. Sườn được ướp vừa đủ gia vị, nướng khéo để có màu vàng ánh, đậm đà, giòn bên ngoài nhưng mềm ngọt bên trong. Khi bày ra đĩa, hương thơm ngào ngạt của cơm tấm phải hòa vào vị ngọt của sườn, nước chấm, tóp mỡ, hành phi…
Nhiều người còn cho rằng, cơm tấm sườn bì chả ngon nhất ở Sài Gòn là phải ăn vào lúc nửa đêm hoặc về sáng, giữa lòng thành phố tĩnh mịch. Vậy nên, nếu đi một vòng thành phố vào lúc đêm muộn, sẽ không khó để bạn thấy những quán cơm bình dân bên đường, không bảng hiệu nhưng rất đông khách.
Pa pỉnh tộp: Được chuẩn bị cẩn thận, cầu kỳ từ nguyên liệu đến thanh tre nướng, pa pỉnh tộp chứa đựng biết bao tình cảm, sự khéo léo của người Thái. Lên vùng Tây Bắc, nếu có cơ hội thưởng thức món cá nướng gập, du khách sẽ khó lòng quên được hương vị độc đáo này.
Để chế biến được món pa pỉnh tộp, người ta cần đến rất nhiều các loại gia vị như gừng, xả, ớt tươi, rau mùi, rau thơm, hành tươi, húng… Nhưng món ăn này nhất thiết không được thiếu mắc khén, một loại gia vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc.
Cá sau khi tẩm ướp các loại gia vị cho ngấm đều thì được gập đôi lại, cho vào một đoạn tre để kẹp chặt rồi nướng trên than củi đã hồng. Người nướng cá phải rất khéo léo để làm sao cho cá chín không bị ám khói mà vẫn giữ được hương vị tự nhiên. Ăn pa pỉnh tộp đúng vị phải kèm chút xôi nếp chấm với chẩm chéo, thêm chút rượu ngô cay cay, tê tê.
Món khâu nhục: Vào những dịp lễ tết, nhà mới, đám cưới… của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn không thể thiếu món khâu nhục cổ truyền. Khâu nhục hay còn gọi là “nằm khâu”, vốn dĩ mang màu sắc văn hóa Trung Quốc, nhưng qua bàn tay của người dân xứ Lạng đã được biến tấu và trở thành món ngon, độc đáo.
Món ăn được chế biến khá cầu kì từ thịt ba chỉ sau khi đã ướp kĩ các loại gia vị như húng lìu, ngũ vị hương, địa liền, mật ong, rượu, dấm, xì dầu… và hấp cách thuỷ trong thời gian dài. Khâu nhục làm xong có màu vàng đều, hấp dẫn và mùi thơm đặc trưng không lẫn vào đâu. Thưởng thức khâu nhục cùng chén rượu cay sẽ làm bạn thấy ấm lòng hơn giữa núi rừng Tây Bắc.
Cháo ấu tẩu là một trong những món ăn Việt truyền thống nhưng lại có tên lạ ít người biết đến. Đây là món ăn đặc trưng ở vùng quê Hà Giang. Cháo nấu từ củ ấu tẩu, gạo tẻ, nếp cái, chân giò... rất hấp dẫn.
Phá lấu: Chắc hẳn không phải ai cũng biết đến món phá lấu. Phá lấu có thể làm từ nhiều bộ phận khác nhau của heo như bao tử, lưỡi, phèo, chân giò, tai heo… Ảnh: Internet.
Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.