Việc làm sạch và chế biến hải sản luôn có những nguy hiểm tiềm ẩn. Cô A Mai, một phụ nữ 40 tuổi đến từ Ninh Ba, Chiết Giang, Trung Quốc, gần đây trong lúc làm sạch cua đã bị nhiễm trùng, được đưa vào viện khi đã hôn mê, suýt mất mạng vì nhiễm trùng huyết và suy đa tạng.
Theo thông tin đăng tải, vài ngày trước, người phụ nữ nấu món cua cho bữa tối. Trong lúc làm sạch cua, cô bị mai cua đâm vào tay chảy máu. Mặc dù máu ngừng chảy nhanh nhưng không ngờ ngay đêm hôm đó, người phụ nữ sốt cao, nhiệt độ cơ thể vượt quá 39°C.
|
Cô A Mai được các bác sĩ tận tình cứu chữa. |
Sau một ngày điều trị tại bệnh viện gần đó, các triệu chứng không thuyên giảm, cô A Mai được đưa đến khoa cấp cứu tại Cơ sở Phương Kiều của Bệnh viện số 1 Đại học Ninh Hạ.
Bác sĩ cấp cứu cho biết, khi được đưa vào bệnh viện, bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng, sốt, buồn nôn, nôn, nồng độ calcitonin 9,37ng/ml gấp hơn 200 lần bình thường và được chẩn đoán nhiễm trùng huyết.
Các bác sĩ thực hiện cấp cứu khẩn cấp ngay, thời điểm cấp cứu, huyết áp lần lượt của cô A Mai tụt xuống 80 và 45 mmHg, nhịp tim hơn 180 lần/phút, chức năng tâm thu của tim bị suy yếu.
Dù tăng thuốc điều trị đến mức giới hạn nhưng tình trạng của cô A Mai vẫn không cải thiện, bệnh viện đã sử dụng phương pháp ECMO (Trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể) để cấp cứu, cuối cùng tình trạng mới ổn định, 4 ngày sau thì rút ECMO, 6 ngày rút máy thở, tuy vậy, cô A Mai vẫn chưa được xuất viện mà phải điều trị theo dõi thêm.
Các bác sĩ cho biết, nhiễm trùng huyết nặng có thể dẫn đến rối loạn chức năng nội tạng, rối loạn tuần hoàn và tỷ lệ tử vong cao. Rất may được cấp cứu kịp thời và vốn dĩ cô A Mai có sức khỏe tốt, không mắc bệnh gan hay các bệnh lý tiềm ẩn khác nên mới sống qua khỏi lần này.
Thật trùng hợp, chỉ cách đó vài ngày, một người đàn ông 52 tuổi ở Hàng Châu bị vỏ tôm đâm vào ngón tay khi đang sơ chế. Ông đột ngột hôn mê vào ngày hôm sau, bị nhiễm trùng huyết và sốc nặng. Song, không may mắn như cô A Mai, người đàn ông qua đời do suy đa tạng.
Các bác sĩ nhắc nhở hải sản có thể mang nhiều loại virus, vi khuẩn, tốt nhất nên đeo găng tay khi xử lý hải sản để tránh bị thủng, trầy xước.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Máu chuyển màu trắng đục, cấp cứu vì thức uống nhiều người mê