Một căn bếp kém vệ sinh có thể dẫn tới những vấn đề về sức khoẻ bởi nơi đây sẽ tồn tại rất nhiều vi khuẩn salmonella, E. coli và campylobacter, thủ phạm gây nên những triệu chứng như nôn mửa, đau dạ dày và tiêu chảy. (Ảnh: Stocksy) Thớt thái thức ăn có thể dễ dàng bị nhiễm khuẩn cũng như lan toả vi khuẩn đi khắp nơi trong nhà bếp. Việc rửa sạch sau mỗi lần sử dụng cũng không thực sự hiệu quả trong việc làm sạch thớt. Không phải loại xà phòng nào cũng có hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn, thay vào đó, chúng chỉ có chức năng đẩy lùi chúng. (Ảnh: The Sun)
Trên thớt có những vết xước, nứt mà vi khuẩn và mầm bệnh có thể "lẩn trốn" trong đó. Bác sĩ người Anh chuyên về vấn đề vệ sinh Lisa Ackerley đã tiết lộ rằng: “Việc không thường xuyên thay thế thớt gây nguy hiểm cho sức khoẻ. Thớt là một nguồn lây nhiễm chéo vô cùng nguy hiểm nếu không được làm sạch đúng cách, bảo quản và sử dụng hợp lý, cũng như là thay thế do hao mòn.” (Ảnh: The Sun)Vì thế, để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ người sử dụng, bác sĩ Lisa Ackerley đã chia sẻ 5 mẹo để giữ cho chiếc thớt luôn sạch sẽ và vệ sinh. Đầu tiên cần suy nghĩ kĩ trước khi sử dụng thớt, không sử dụng thớt nếu không thực sự chắc chắn nó đã được khử trùng.(Ảnh: Pixabay)Không chỉ dùng khăn để lau thớt. Nghiên cứu chỉ ra rằng, khăn trong nhà bếp thường là vật dụng kém vệ sinh nhất. Nếu sử dụng khăn để lau thớt, những vi khuẩn từ thớt có thể bám vào khăn và lây nhiễm khắp căn bếp khi bạn tái sử dụng chiếc khăn đó. (Ảnh: HGTV)Khử trùng thớt trước khi sử dụng: Khử trùng thớt bằng máy rửa bát với nhiệt độ cao. Hoặc nếu không, hãy sử dụng chất tẩy rửa an toàn với thực phẩm để làm sạch thớt. Xịt chất tẩy rửa lên thớt và để ngấm trong vòng 5 phút, sau đó rửa lại với nước và lau sạch bằng khăn giấy khô. (Ảnh: Checkeredchef)Sử dụng nhiều loại thớt: Dùng thớt thái đồ sống và thái đồ chín riêng. Hãy đánh dấu các loại thớt để tránh nhầm lẫn khi sử dụng. (Ảnh: Pixabay)Thay thế thường xuyên: Nếu thớt đã cũ và có nhiều vết xước, hãy thay thế nó. Vi khuẩn có thể ẩn trong những vết xước và không thể làm sạch một cách dễ dàng. (Ảnh: Pixabay)
Một căn bếp kém vệ sinh có thể dẫn tới những vấn đề về sức khoẻ bởi nơi đây sẽ tồn tại rất nhiều vi khuẩn salmonella, E. coli và campylobacter, thủ phạm gây nên những triệu chứng như nôn mửa, đau dạ dày và tiêu chảy. (Ảnh: Stocksy)
Thớt thái thức ăn có thể dễ dàng bị nhiễm khuẩn cũng như lan toả vi khuẩn đi khắp nơi trong nhà bếp. Việc rửa sạch sau mỗi lần sử dụng cũng không thực sự hiệu quả trong việc làm sạch thớt. Không phải loại xà phòng nào cũng có hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn, thay vào đó, chúng chỉ có chức năng đẩy lùi chúng. (Ảnh: The Sun)
Trên thớt có những vết xước, nứt mà vi khuẩn và mầm bệnh có thể "lẩn trốn" trong đó. Bác sĩ người Anh chuyên về vấn đề vệ sinh Lisa Ackerley đã tiết lộ rằng: “Việc không thường xuyên thay thế thớt gây nguy hiểm cho sức khoẻ. Thớt là một nguồn lây nhiễm chéo vô cùng nguy hiểm nếu không được làm sạch đúng cách, bảo quản và sử dụng hợp lý, cũng như là thay thế do hao mòn.” (Ảnh: The Sun)
Vì thế, để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ người sử dụng, bác sĩ Lisa Ackerley đã chia sẻ 5 mẹo để giữ cho chiếc thớt luôn sạch sẽ và vệ sinh. Đầu tiên cần suy nghĩ kĩ trước khi sử dụng thớt, không sử dụng thớt nếu không thực sự chắc chắn nó đã được khử trùng.(Ảnh: Pixabay)
Không chỉ dùng khăn để lau thớt. Nghiên cứu chỉ ra rằng, khăn trong nhà bếp thường là vật dụng kém vệ sinh nhất. Nếu sử dụng khăn để lau thớt, những vi khuẩn từ thớt có thể bám vào khăn và lây nhiễm khắp căn bếp khi bạn tái sử dụng chiếc khăn đó. (Ảnh: HGTV)
Khử trùng thớt trước khi sử dụng: Khử trùng thớt bằng máy rửa bát với nhiệt độ cao. Hoặc nếu không, hãy sử dụng chất tẩy rửa an toàn với thực phẩm để làm sạch thớt. Xịt chất tẩy rửa lên thớt và để ngấm trong vòng 5 phút, sau đó rửa lại với nước và lau sạch bằng khăn giấy khô. (Ảnh: Checkeredchef)
Sử dụng nhiều loại thớt: Dùng thớt thái đồ sống và thái đồ chín riêng. Hãy đánh dấu các loại thớt để tránh nhầm lẫn khi sử dụng. (Ảnh: Pixabay)
Thay thế thường xuyên: Nếu thớt đã cũ và có nhiều vết xước, hãy thay thế nó. Vi khuẩn có thể ẩn trong những vết xước và không thể làm sạch một cách dễ dàng. (Ảnh: Pixabay)