Giá đỗ
Dù là loại lẩu nào thì cũng không nên chọn giá đỗ là loại rau ăn kèm.
Tuy giá đỗ có tính mát lại nhiều dinh dưỡng nhưng vì nó được làm ở nhiệt độ cao, dễ có các loại vi sinh vật phát triển vì thế nếu ăn giá đỗ rửa chưa sạch sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người.
Kinh giới
Một số gia đình có thói quen ăn rau kinh giới với lẩu gà. Tưởng chừng 2 loại này sẽ hợp nhau nhưng thực tế chúng lại kỵ nhau.
Việc ăn chung kinh giới với lẩu gà sẽ dễ gây nên chứng khó tiêu ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn.
Trong Đông y có ghi, thịt gà tính hàn khi ăn kèm với kinh giới dễ gây ứ huyết.
Mồng tơi
Mồng tơi là cái tên không thể thiếu trong các loại rau ăn kèm với lẩu riêu cua nhưng lại là đại kỵ với lẩu bò.
Nếu ăn lẩu bò có mồng tơi sẽ dễ gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu thậm chí có thể dẫn tới táo bón, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bạn.
Cà chua, khoai lang
Cà chua, khoai lang là 2 trong số nguyên liệu ăn kèm lẩu phổ biến. Tuy ngon miệng nhưng nếu ăn lẩu hải sản thì bạn tuyệt đối không nên chọn 2 cái tên này.
Nguyên nhân là bởi trong cà chua và khoai lang có chứa nhiều vitamin C mà trong hải sản lại chứa asen pentavenlent. Khi 2 chất này kết hợp lại sẽ tạo thành asen trioxide dễ gây ngộ độc, nếu ăn nhiều có thể ảnh hưởng tới tính mạng.
Những thực phẩm kỵ với rau khi ăn lẩu
- Ăn lẩu với các loại hải sản có vỏ như tôm, ngao, ốc… thì không nên ăn kèm thực phẩm chứa vitamin C như ớt, mướp đắng, cà chua... có thể gây ngộ độc chết người.
- Cà chua và khoai lang, khoai tây cũng rất kỵ nhau, tránh dùng chung. Bởi vì khi kết hợp các loại thực phẩm này với nhau sẽ dẫn đến khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
- Rau mồng tơi khi kết hợp với thịt bò sẽ mất đi tính nhuận tràng, tiêu hóa kém hơn. Những người bị táo bón nếu kết hợp hai thực phẩm này với nhau sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.
- Một lưu ý nhỏ khi ăn lẩu là bạn nên thay nước lẩu sau 60 phút. Bởi nước lẩu bị đun quá lâu hàm lượng nitric sẽ tăng cao, các loại vitamin bị phân hủy, lượng chất béo đã bão hòa, gây hại cho cơ thể.