Cho ăn kiểu này, mẹ không ngờ đang “đầu độc” con mỗi ngày

Google News

Điều kiện dư giả, cô La luôn dành những thứ tốt nhất cho con trai. Nằm mơ cô cũng không nghĩ rằng bé lại bị “đầu độc” bằng cách chăm sóc không đúng của mình.

La Chí Tường và chồng đều có thu nhập cao. Điều kiện kinh tế dư giả nên cô thường mua đồ ngon về tẩm bổ cho con. Nghe nói trẻ ăn hải sản rất tốt, cô La rất chú ý mua tôm, sò điệp về cho bé trai ăn sáng.
Những miếng to, ngon nhất người mẹ đều để riêng cho con. Được ưu tiên thành thói quen, có hôm cô La chưa kịp gắp tôm cho con thì cậu bé cũng cầm đũa gắp hết.
Cho an kieu nay, me khong ngo dang “dau doc” con moi ngay
Được chăm sóc thái quá, trẻ sẽ đòi hỏi được ưu tiên, được phục tùng trong nhiều hoàn cảnh. Ảnh minh họa.
Nhìn con trai ăn uống không nghĩ tới người lớn, chồng La Chí Tường không hài lòng, cho rằng người mẹ chiều con quá sinh hư. Trong khi đó, cô La quả quyết con đang sức lớn, trẻ ăn được thì nên khuyến khích. Cũng vì chuyện này, vợ chồng thường xuyên cãi vã. Lâu dần, người bố làm ngơ không còn góp ý, để vợ toàn quyền cho con ăn uống.
Một ngày, vì bận việc nên La Chí Tường không kịp chuẩn bị cháo hải sản cho con. Không ngờ, chỉ vì chuyện nhỏ này mà cậu bé bùng nổ, nổi xung với mẹ khiến cô rất đau lòng. Cô không ngờ con trai lại hỗn xược với mẹ chỉ vì điều nhỏ nhặt. Lúc này, La Chí Tường mới nhận ra bản thân yêu chiều con không đúng cách, khiến cậu bé tự cho mình quyền được ưu tiên, được phục tùng.
Cho an kieu nay, me khong ngo dang “dau doc” con moi ngay-Hinh-2
 Quan tâm thái quá, nuông chiều quá mức đều có thể "đầu độc" suy nghĩ con trẻ, khiến chúng trở nên ngày càng vô lý. Ảnh minh họa.
Theo chuyên gia tâm lý, câu chuyện của cô La không đơn thuần là việc được hay không được ăn cháo hải sản. Cuộc sống dư giả, nhiều gia đình không ngại tốn kém để bồi bổ cho con. Vậy nhưng, cách người mẹ chăm sóc con khiến bát cháo vô tình “đầu độc” con trẻ. Suy nghĩ ích kỷ sẽ ảnh hưởng đến tương lai sau này của bé.
Thực tế, nhiều bậc phụ huynh quan tâm bảo bọc thái quá con cái mỗi ngày. Đặc điểm nhận dạng những bố mẹ kiểu này là luôn chủ động làm hộ con. Điều đó có thể giúp con giải quyết khó khăn trước mắt song rất dễ “đầu độc” suy nghĩ của trẻ. Khi lớn, trẻ thiếu khả năng tự lập, thụ động trước khó khăn hay những thách thức cuộc sống.
Ngoài ra, nhiều cha mẹ rất nuông chiều con cái. Họ thỏa hiệp với những sai lầm của trẻ, không phê bình con. Những bậc cha mẹ này có đặc điểm rất sợ con khóc. Chỉ cần con khóc, họ sẽ thỏa hiệp, dung túng bằng nhiều cách.
Nhìn chung, quan tâm thái quá hay nuông chiều trẻ đều không tốt, khiến trẻ ngày càng trở nên quá đáng, vô kỷ luật. Lớn lên, trẻ sẽ ích kỷ, không muốn cho đi, thô lỗ, không tôn trọng người khác.
Quan tâm con cái không có gì sai. Vậy nhưng, cha mẹ nên học cách yêu con thông thái. Dung túng cho trẻ sẽ khiến chúng trở nên vô lý, không biết cách giải quyết vấn đề đúng đắn. Đôi khi, không cần đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ, để trẻ học cách tự giải quyết vấn đề. Từ đó, trẻ rút kinh nghiệm để hoàn thiện bản thân mỗi ngày.

Mời độc giả xem thêm video: Nga giải cứu bé trai sau 2 tháng bị bắt cóc. Nguồn video: THĐT

Định Tâm (Theo SH)

>> xem thêm

Bình luận(0)