Để khỏe mạnh, nhiều người sẽ điều chỉnh chế độ ăn uống, ăn nhạt đi, ăn nhiều đồ luộc hơn. Thế nhưng cái gì quá cũng không tốt, bác sĩ Trần Chiêu Dung, bác sĩ phục hồi chức năng nổi tiếng người Trung Quốc mới đây đã chia sẻ một trường hợp bị bệnh chỉ vì ăn nhiều rau luộc gây xôn xao dư luận.
Theo bác sĩ Trần Chiêu Dung, nữ bệnh nhân này vì tiền sử gia đình mắc bệnh cao huyết áp nên quyết định ăn rất nhẹ tất cả các loại thực phẩm, kể cả thịt cũng ăn rất ít, có ăn cũng chỉ luộc và dùng gia vị rất nhạt. Vốn tưởng rằng ăn như vậy sẽ khỏe mạnh, trường thọ nào ngờ mới đây người phụ nữ này đi kiểm tra mật độ xương thì kết quả lại cho thấy loãng xương nặng.
|
Ảnh minh họa. |
Sau khi tìm hiểu căn nguyên, bác sĩ phát hiện do thói quen ăn uống của người bệnh, khi nấu rau, luộc thịt thì chỉ luộc mà một khi luộc lại luộc rất lâu dẫn đến chất dinh dưỡng tan biến, ăn cũng bằng thừa. Như vậy, muốn ăn rau luộc đủ dinh dưỡng, chỉ nên luộc chín tới, không nên luộc quá lâu gây thất thoát các loại vitamin và dưỡng chất.
Bác sĩ Trần Chiêu Dung cho biết thêm, loãng xương có thể nói là một căn bệnh thầm lặng, bởi khi phát hiện ra thường là do gãy xương. Để phòng ngừa bệnh tật, nhiều người đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống nhưng việc điều chỉnh một cách tùy tiện sẽ mang đến tác hại rất lớn. Bệnh nhân trong trường hợp vừa đề cập là một ví dụ điển hình. Khi kiểm tra mật độ xương, giá trị của bệnh nhân là -3, tức là bệnh loãng xương rất nghiêm trọng.
Thực tế, nguồn vitamin K chính đến từ gan lợn, dưa chuột, dầu ô liu, súp lơ, lòng đỏ trứng, rau bina và cà rốt. Khi xương đang hình thành, vitamin D3 giúp vận chuyển canxi hấp thụ từ ruột vào mạch máu, vitamin K có vai trò giúp canxi lắng đọng thành công vào xương nên cũng là chất dinh dưỡng không thể thiếu.
Đối với một số bệnh nhân rối loạn nhịp tim, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc chống đông máu để tránh hình thành cục máu đông, vitamin K lại có tác dụng ngược, nếu dùng thuốc chống đông máu trong thời gian dài cũng nên chú ý tránh.